Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Xạ trị là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên sau khi xạ trị thì hoại tử xương hàm là tình trạng mà người bệnh có thể gặp phải. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Bạn đang đọc: Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Hoại tử xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất sau khi xạ trị để điều trị ung thư. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì người bệnh sẽ phải đối diện với những cơn đau nhức vùng xương hàm dai dẳng. Không những thế, người bệnh còn có khả năng bị biến dạng khuôn mặt. Các dấu hiệu phổ biến của hoại tử xương hàm sau xạ trị bao gồm đau, khó nhai, sưng tấy, lỗ rò miệng – da và vết loét không lành.

Hoại tử xương hàm sau xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X, tia gamma hoặc các loại tia khác để điều trị các bệnh lý như: Ung thư xương hàm, ung thư vùng đầu và nhiều loại ung thư khác. Với phương pháp này, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt và kiểm soát khả năng phát triển các khối u. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tia X trong quá trình xạ trị có thể gây tổn thương cho tế bào xương.

Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Xạ trị xương hàm để điều trị ung thư xương hàm và vùng đầu

Đối với những người bị ung thư các vùng như đầu, cổ thì thường sẽ sử dụng các tia xạ ngay tại vùng miệng. Do đó, sau khi xạ trị tình trạng tổn thương do các tia xạ có thể dẫn đến hoại tử vùng xương hàm.

Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau vùng mặt, răng, vòm miệng. Cơn đau sẽ âm ỉ và kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có khả năng bị sưng viêm mí mắt và sưng vùng sọ trán. Tình trạng này sẽ khiến việc ăn uống hay nói chuyện của người bệnh trở nên khó khăn. Đặc biệt, nếu nghiêm trọng thì người bệnh còn có thể đột nhiên nứt gãy xương hàm mà không hề do chấn thương.

Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Hoại tử xương hàm được xem là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của xạ trị ung thư vùng đầu và ung thư xương hàm. Cứ 100 bệnh nhân tiến hành xạ trị thì có từ 3 đến 10 người có tình trạng này. Việc dẫn đến hoại tử xương hàm này có cơ chế dẫn đến như sau:

  • Quá trình xạ trị lượng bức xạ được sử dụng có thể làm hại hoặc phá hủy các mạch máu nhỏ. Từ đó dẫn đến hiện tượng giảm thông mạch. Tình trạng này sẽ làm lượng oxy và chất dinh dưỡng được các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ vận chuyển đến các mô bị ngắt quãng. Các mô này sẽ không đủ khả năng tiếp tục hoạt động và tự làm lành.
  • Quá trình xạ trị lượng bức xạ cũng có thể làm phần nướu bao phủ xương hàm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này khiến xương hàm bị lộ ra ngoài và viêm nướu. Điều này tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử.
  • Vệ sinh răng miệng không tốt sau khi xạ trị cũng được xem là nguy cơ dẫn đến tình trạng hoại tử xương. Việc vệ sinh kém tạo điều kiện khiến vi khuẩn tấn công vào cơ thể của bệnh nhân, từ đó dẫn đến hoại tử xương.

Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Nướu bị ảnh hưởng do bức xạ của quá trình xạ trị

Cách điều trị hoại tử xương hàm sau xạ trị

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị hoại tử xương hàm sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất. Mỗi người bệnh để có thể xác định được phương pháp nào nên áp dụng thì cần có sự tư vấn từ các chuyên gia y tế. Thông thường, các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chữa trị hoại tử xương hàm sau xạ trị:

Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh

Khi xương hàm có dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử thì bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát và điều trị tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có tình trạng viêm và đau nhức thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.

Phẫu thuật

Khi tình trạng hoại tử xương hàm sau xạ trị quá nghiêm trọng thì cần thực hiện phẫu thuật để tái tạo hoặc ghép xương. Phẫu thuật sẽ khắc phục được tổn thương và có thể khôi phục được chức năng của vùng xương hàm. Hơn nữa, đối với người bị hoại tử do ảnh hưởng của xạ trị thì sau khi phẫu thuật các mô hoại tử sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi vùng xương hàm của người bệnh.

Điều trị các triệu chứng đi kèm khi hoại tử xương hàm

Nhiều người bệnh khi hoại tử xương hàm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng mí mắt, sưng vùng sọ trán, đau răng, đau vùng miệng,… Để điều trị hoại tử các bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng này. Đây được xem là phương pháp điều trị bổ trợ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và giải quyết được dứt điểm tác động của hoại tử xương hàm lên cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Ra máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải mắc bệnh nguy hiểm không?

Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?
Thực hiện phẫu thuật để tái tạo hoặc ghép xương do hoại tử xương hàm sau xạ trị

Cách phòng ngừa hoại tử xương hàm sau xạ trị

Để phòng ngừa hoại tử xương hàm thì ngay sau khi thực hiện xạ trị cần phải có quá trình chăm sóc kỹ lưỡng cho người bệnh. Sau đây là một vài phương pháp có thể áp dụng để giảm thiểu khả năng hoại tử xương hàm sau khi xạ trị:

  • Kiểm soát liều lượng khi thực hiện xạ trị: Bác sĩ thường sẽ điều chỉnh liều lượng xạ trị cho bệnh nhân sao cho có hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư tốt nhất. Bên cạnh đó, liều lượng xạ trị này vẫn được đảm bảo không làm tổn thương các mô trong vùng xương hàm.
  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá tình trạng của người bệnh: Các bác sĩ sẽ luôn theo dõi một cách chặt chẽ tình hình phát triển của ung thư. Bên cạnh đó nếu người bệnh sau xạ trị có bất kỳ dấu hiệu nào của hoại tử đều sẽ được bác sĩ phát hiện sớm để có hướng điều trị phù hợp.
  • Chăm sóc răng miệng: Quá trình chăm sóc răng miệng luôn đóng vai trò quan trọng cả trước lẫn sau khi thực hiện xạ trị vùng xương hàm. Người bệnh luôn phải được chăm sóc và làm vệ sinh nướu cũng như răng miệng thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh cả trước khi xạ trị lẫn khi phục hồi. Đặc biệt, việc bổ sung các thức ăn giàu canxi sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo xương và làm giảm nguy cơ hoại tử xương hàm cho người bệnh.

Vì sao bệnh nhân có khả năng mắc hoại tử xương hàm sau xạ trị?

>>>>>Xem thêm: Vì sao cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng?

Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách để phòng tránh nguy cơ hoại tử xương hàm sau xạ trị

Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm nguy hiểm của hoại tử xương hàm sau xạ trị. Chính vì thế, ngay sau khi thực hiện xạ trị cần chú ý những biểu hiện của cơ thể để phát hiện sớm tình trạng hoại tử xương hàm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phác đồ điều trị sớm, hạn chế được ảnh hưởng của tình trạng hoại tử xương hàm đến sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *