Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể phụ nữ, bắt đầu từ độ tuổi dậy thì cho đến giai đoạn tiền mãn kinh. Khi đến tháng, nhiều người xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ, buồn ngủ, thèm ngủ. Vậy vì sao cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng? KenShin sẽ giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Vì sao cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng?
Chu kỳ giấc ngủ của phụ nữ sẽ thay đổi theo thời gian, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Buồn ngủ khi đến tháng là tình trạng tạm thời nhưng lại khá phổ biến, nó có thể gây mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống trong suốt một ngày dài. Buồn ngủ là một hiện tượng bình thường của người phụ nữ khi đến tháng, tuy nhiên nó cần được chăm sóc và cải thiện để tránh những rủi ro sau này.
Contents
Buồn ngủ khi đến tháng có bình thường không?
Buồn ngủ khi đến tháng là một hiện tượng bất thường về giấc ngủ gặp trong thời gian hành kinh. Nhiều phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm cả trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt thường cảm thấy mê muội, ngủ nhiều, có thể ngủ từ sáng đến tối, ngáp liên tục, hơn nữa mỗi khi đến giờ ngủ là có thể đi vào giấc ngủ rất nhanh.
Hiện tượng buồn ngủ khi đến tháng thường gặp ở những phụ nữ có thể chất yếu, chân tay bị phù hoặc thiếu máu,… Khi có kinh nguyệt họ cảm thấy toàn thân như không có sức lực, rất mệt mỏi, yếu ớt và luôn thèm được nghỉ ngơi.
Thông thường, buồn ngủ khi đến tháng là tình trạng phổ biến và sẽ biến mất khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu hiện tượng này tiếp tục kéo dài, gây ra những rối loạn về giấc ngủ thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Lúc này bạn nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia để xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, giúp chấm dứt tình trạng này.
Vì sao cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng?
Khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ có những sự thay đổi về nội tiết tố và tổn thương thể chất, gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Cảm giác buồn ngủ khi đến tháng xuất phát trực tiếp từ vấn đề rối loạn giấc ngủ như không duy trì được giấc ngủ, mất ngủ hay giấc ngủ kém chất lượng. Đối với đa số các trường hợp, buồn ngủ khi đến tháng có thể liên quan đến một số nguyên nhân như sau:
Thay đổi nội tiết tố
Đối với hầu hết phụ nữ thường cảm thấy khó ngủ và mất ngủ dẫn đến luôn xuất hiện cảm giác buồn ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố. Nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi theo một quy luật nhất định, mức độ sẽ khác nhau ở mỗi cá thể. Trong mỗi kỳ kinh nguyệt lượng hormone trong cơ thể thay đổi gây ra trạng thái buồn ngủ theo các cách sau:
- Estrogen: Đến thời kỳ rụng trứng, nồng độ estrogen sẽ tăng cao giúp bạn nữ dễ ngủ hơn và giấc ngủ kéo dài hơn. Tuy nhiên, khi nồng độ estrogen giảm xuống thấp nhiệt độ cơ thể sẽ tăng và có thể gây ra cảm giác khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm, dẫn đến bạn nữ sẽ hay cảm thấy buồn ngủ.
- Progesterone: Nồng độ progesterone tăng cao có thể ảnh hưởng đến việc duy trì giấc ngủ cũng như tăng nguy cơ mất ngủ, khó ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ khác, nó khiến bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ vào những ngày hành kinh.
Nhiệt độ cơ thể thay đổi
Giấc ngủ và nhiệt độ cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông thường, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống tự nhiên khi gần đến giờ đi ngủ, cho phép cơ thể chuyển sang giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ, giúp ngủ ngon và hạn chế được các vấn đề thức giấc giữa đêm.
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn khoảng 0,3 – 0,7 độ C và sẽ giảm về nhiệt độ bình thường khi kết thúc chu kỳ. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến mất ngủ, khiến cho người đó luôn trong trạng thái buồn ngủ, và tình trạng này sẽ biến mất sau khi chu kỳ kết thúc.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng thường có kinh nguyệt không đều, nồng độ progesterone thấp và nồng độ testosterone sẽ cao hơn. Điều này có thể gây ra những rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng, luôn cảm thấy buồn ngủ, không tỉnh táo.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nguy cơ ngưng thở khi ngủ trong một thời gian ngắn, làm người bệnh phải thức giấc để thở và khó để ngủ trở lại, khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Căng thẳng và lo lắng
Khi bước vào những ngày hành kinh, phụ nữ rất nhạy cảm, tâm trạng dễ bị ảnh hưởng dẫn đến căng thẳng, lo âu quá mức và mất ngủ. Dẫn đến tình trạng bị thiếu ngủ, luôn trong trạng thái buồn ngủ, muốn được nghỉ ngơi, dễ xúc động, dễ khóc, tăng cảm xúc căng thẳng và khiến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn.
Khó chịu và đau đớn về thể chất
Triệu chứng điển hình của những ngày hành kinh đó là đau bụng kinh, đau lưng hoặc những cơn đau, khó chịu về thể xác khác. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột từng cơn, co thắt dữ dội hoặc âm ỉ và kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Ung thư não nên ăn hoa quả gì?
Những cơn đau và cảm giác khó chịu về mặt thể chất là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt. Bình thường, các cơn đau sẽ giảm dần sau 48 – 72 giờ và biến mất hẳn khi quá trình hành kinh kết thúc. Tuy nhiên, nếu cơn đau nghiêm trọng đến mức không thể ngủ được có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Thói quen khiến giấc ngủ kém
Những thói quen như ngủ muộn, thức khuya và thời gian ngủ không đồng nhất mỗi ngày, có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học. Hiện nay, giới trẻ còn phổ biến một số thói quen xấu khác như mang điện thoại lên giường, ăn vặt, thậm chí còn sử dụng các chất kích thích vào đêm khuya. Những điều này góp phần làm tăng nguy cơ mất ngủ, khó ngủ và đặc biệt trong những ngày hành kinh.
Cách khắc phục tình trạng buồn ngủ khi đến tháng
Buồn ngủ khi đến tháng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong giai đoạn này. Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng trên.
Điều chỉnh phong cách sống
Điều chỉnh phong cách sống là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ thức giấc giữa đêm và phục hồi sức khỏe toàn diện. Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cần lưu ý:
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến, dẫn đến trạng thái luôn buồn ngủ do chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Một số biện pháp giúp thư giãn, quản lý căng thẳng, cải thiện tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ chẳng hạn như tập thể thao, yoga, thiền định, tập hít thở sâu để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, liệu pháp hương thơm hay liệu pháp hành vi ý thức…
- Nghỉ ngơi: Trong những ngày “nhạy cảm”, các bạn nữ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Môi trường ngủ phù hợp: Bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và cảm thấy thoải mái trong một căn phòng tối, mát mẻ và yên tĩnh.
Tập thể dục
Tập thể dục, vận động thể thao được chứng minh là có lợi trong việc giảm đau, thúc đẩy thư giãn và giúp bạn ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng buồn ngủ. Vào những ngày hành kinh, tập thể dục có thể cải thiện tình trạng đau bụng, đau lưng…
>>>>>Xem thêm: Ngứa dưới da là dấu hiệu của bệnh gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, muối, giàu chất béo, bởi điều này có thể giúp giảm triệu chứng đầy bụng, ợ chua, ợ nóng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kể cả khi không trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng các chất kích thích vào buổi tối để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, không còn cảm thấy buồn ngủ vào hôm sau.
Trong trường hợp đã áp dụng các cách để khắc phục tình trạng buồn ngủ khi đến tháng nhưng triệu chứng này vẫn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định một số loại thuốc phù hợp để cải thiện giấc ngủ của mình, cải thiện tình trạng buồn ngủ.
Cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng là triệu chứng có thể gặp ở phụ nữ có thể chất yếu, cơ thể suy nhược, thói quen xấu. Bạn chính là người quyết định sức khoẻ của mình, vì vậy hãy chú ý luyện tập, rèn luyện cơ thể, chú ý ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và không có tác dụng phụ không mong muốn, cải thiện tình trạng buồn ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe toàn diện của bản thân.