Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

Hô hàm làm cho gương mặt bị thiếu đi tính thẩm mỹ, khiến cho nhiều người trở nên tự ti về ngoại hình và tự ti trong giao tiếp. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng hô hàm? Bị hô hàm có niềng răng được không?

Bạn đang đọc: Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gương mặt, hô hàm còn khiến cho khả năng nhai bị ảnh hưởng. Để giải đáp cho câu hỏi “Bị hô hàm có niềng răng được không?” và tìm hiểu thêm về một số phương pháp niềng răng khác đang phổ biến hiện nay, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bị hô hàm là như thế nào?

Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc hàm dưới, thậm chí là cả 2 hàm phát triển quá mức, sự phát triển quá mức này sẽ làm lệch khớp cắn, gây ra một sự chênh lệch lớn so với cấu trúc xương của cả khuôn mặt.

Bị hô hàm rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu đầu tiên chúng ta có thể dễ dàng quan sát được chính là khi cười bị hở lợi, răng cửa có xu hướng chìa ra phía trước. Khi quan sát góc nghiêng, ta sẽ càng thấy rõ khuôn miệng bị chìa ra phía trước rất nhiều. Môi sẽ không thể khép chặt nếu như bị hô hàm quá nặng. Như đã đề cập, hô hàm răng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt, gây ra tâm lý tự ti, ngại cười và nói chuyện với người khác, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới khả năng nhai, ăn uống.

Hô hàm có mức độ nghiêm trọng và khó giải quyết hơn hô răng rất nhiều bởi hô răng chỉ là tình trạng răng bị mọc sai lệch so với hàm còn hô hàm cả hàm bị mọc chìa ra bên ngoài.

Do đó, nếu có tình trạng bị hô hàm, hãy gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, để thời gian kéo dài càng lâu thì sẽ càng khó khắc phục.

Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

Hô hàm là tình trạng hàm răng bị hô ra gây mất thẩm mỹ trên gương mặt

Nguyên nhân khiến cho hàm bị hô

Chắc hẳn, nguyên nhân vì sao hàm bị hô cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho hàm bị hô, một số có thể kể tới như:

Do di truyền

Phần lớn hầu hết tình trạng bị hô hàm đều là do di truyền từ những người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ,… Con cái có nguy cơ cao bị hô hàm nếu như bố mẹ mắc phải tình trạng này.

Do chế độ dinh dưỡng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến việc mọc răng và hàm bị hô. Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng, bị thiếu nhiều chất quan trọng như vitamin, thiếu canxi và khoáng chất sẽ khiến cho quá trình răng mọc bị chậm, mọc không đúng thời điểm hay thậm chí mọc lệch và đè lên các răng khác, gây ra tình trạng hô hàm.

Do thói quen xấu

Một số các thói quen như mút tay, ngậm ti giả, đẩy lưỡi,… có thể tác động đến sự phát triển của xương hàm nếu các thói quen này kéo dài. Dẫn đến tình trạng xương hình thành không đúng cách, khiến răng bị hô, răng vẩu, chìa.

Răng và xương hàm phát triển không cân đối

Xương hàm và răng phát triển quá mức cũng làm cho hàm, răng bị hô.

Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

Khoảng 70% hàm bị hô là do di truyền

Bị hô hàm có niềng răng được không?

Theo các bác sĩ, niềng răng là phương pháp có thể cải thiện tình trạng bị hô hàm và hiện nay, phương pháp này được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế, bị hô hàm có niềng răng được hay không sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng hô hàm khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế để quyết định bệnh nhân có thể niềng răng không và phác đồ điều trị sẽ diễn ra như thế nào. Ví dụ:

  • Bị hô răng thì phương pháp niềng răng sẽ giúp khắc phục tốt hơn, mang lại nụ cười đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Bị hô hàm do liên quan đến cấu trúc xương thì bệnh nhân vẫn có thể niềng răng nếu như tình trạng hô không quá nặng. Và giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi sẽ là thời điểm tốt để khắc phục được hoàn toàn tình trạng răng hô hàm. Nếu chữa sau thời điểm thích hợp này thì rất có thể sẽ khiến cho thời gian kéo dài hơn và phức tạp, tốn kém hơn.
  • Có thể sẽ cần can thiệp phẫu thuật răng hô nếu tình trạng hô hàm nặng.

Tìm hiểu thêm: Nên thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ ở đâu?

Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?
Tùy vào từng trường hợp hô hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định niềng hay không

Các phương pháp niềng răng hô hàm

Niềng răng với mắc cài

Đây là kỹ thuật sử dụng các mắc cài, dây cung và một số khí cụ chỉnh nha với mục đích là tạo ra lực kéo giúp các răng di chuyển về vị trí như mong muốn. Phương pháp này có ưu điểm là độ bền cao, chi phí rẻ, lực kéo tốt nhưng dễ gây đau, trầy xước thậm chí là nhiễm trùng các vùng bên trong khoang miệng và tính thẩm mỹ thấp.

Niềng răng trong suốt Invisalign

So với niềng răng với mắc cài thì phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Đầu tiên, niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ cao nhờ sử dụng khay trong suốt Invisalign khó nhận biết. Không chỉ có thế, phương pháp này được thiết kế cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với khuôn răng của riêng mỗi người nhưng vẫn tác động đủ lực giúp răng di chuyển, từ đó cải thiện tình trạng hô.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí còn cao, có thể sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên vú: Những điều nên biết trước khi thực hiện

Niềng răng trong suốt là phương pháp mang lại hiệu quả thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha

Lưu ý: Các phương pháp chỉnh nha kể trên sẽ không thể khắc phục 100% nếu tình trạng hô hàm quá nặng. Bạn cần lắng nghe sự tư vấn của nha sĩ và tuân thủ liệu trình để có thể có kết quả tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin giải đáp cho câu hỏi “Bị hô hàm có niềng răng được không?” và một số phương pháp niềng răng đang phổ biến hiện nay. Các vấn đề liên quan đến răng miệng càng để lâu sẽ càng khó chữa, do đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, hãy liên hệ với các bác sĩ nha khoa ngay để được tư vấn và khắc phục kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *