Những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công

Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc hội chứng hông vũ công khoảng 5% – 10% dân số. Vậy bạn đã biết gì về hội chứng hông vũ công chưa? Hãy theo dõi bài viết của KenShin dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công

Hội chứng hông vũ công đặc trưng bởi tình trạng có cảm giác như gãy vỡ ở hông khi di chuyển. Trong đó người bệnh còn cảm thấy đau buốt, khó chịu, có khi còn nghe thấy tiếng lạch cạch ở xương hông. Vậy tại sao lại mắc hội chứng hông vũ công? Có phương pháp nào để điều trị ở hiện tại không?

Hội chứng hông vũ công là gì?

Hông vũ công, còn được gọi là hội chứng hông gãy, là tình trạng khiến bạn nghe hoặc cảm thấy âm thanh răng rắc, lộp cộp ở hông khi khi chạy, khi đi bộ hoặc đứng dậy khỏi ghế. Do sự chuyển động của các cơ hoặc gân trên phần xương nhô ra ở vùng hông sẽ tạo ra âm thanh gãy, có thể xảy ra ở phía sau, phía trước hoặc bên hông.

Một số khu vực có thể gây ra tình trạng đau nhức, âm thanh lạo xạo khi chuyển động:

  • Ngoài hông: Gân ở dải chậu chày bất cứ khi nào bị căng có thể làm giảm tính linh hoạt, chuyển động, gây ra âm thanh gãy.
  • Phía trước hông: Gân cơ đùi chạy từ phía trước đùi đến xương chậu, thay đổi tùy thuộc vào cách bạn đặt hông. Khi uốn cong hông, cơ thẳng đùi sẽ di chuyển qua phần trên của xương đùi và sau đó quay trở lại một bên xương đùi khi bạn duỗi thẳng hông. Các chuyển động này bất thường ở hội chứng hông vũ công.
  • Mặt sau hông: Liên quan đến gân kheo, được gắn vào lồi củ ngồi. Bạn sẽ nghe và cảm nhận được tiếng tách ở vùng mông.
  • Tại các vị trí có sụn bất thường: Những chấn thương có thể làm cho phần sụn có vấn đề. Các chấn thương này cũng có thể tác động làm gãy xương hông gây ra cảm giác đau đớn hơn nhiều so với các vị trí khác.

Những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công

Giải phẫu vùng xương hông

Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng hông vũ công không nghiêm trọng, mặc dù bạn có thể thấy khó chịu với cảm giác bị gãy. Tuy nhiên, hội chứng này cũng có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch, sưng tấy bao hoạt dịch gây đau đớn. Ngoài ra đối với các vận động viên và vũ công, hội chứng hông gãy có thể là mối lo ngại lớn hơn vì gây ra hạn chế về cử động, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Nguyên nhân gây ra hội chứng hông vũ công

Nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng hông vũ công là do căng cơ và gân xung quanh hông. Sự căng cơ và gân này có thể là kết quả của việc sử dụng lặp đi lặp lại các cơ này. Do đó đây là lý do tại sao các vũ công đặc biệt dễ mắc phải hội chứng hông vũ công.

Ngoài ra vấn đề chấn thương ở sụn như: Rách sụn, vỡ sụn hoặc do chuyển động làm các đoạn xương không đúng vị trí cũng có thể dẫn đến cảm giác gãy xương hông. Điều này cũng có thể khiến khớp háng bị khóa, gây ra tình trạng tàn tật và đau đớn. Đây là trường hợp ít phổ biến.

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng hông vũ công là do sự vận động ở các vận động viên. Bởi vì các hoạt động như khiêu vũ và chơi thể thao đòi hỏi vận động viên phải uốn cong hông liên tục nên những người này có nhiều khả năng mắc hội chứng hông vũ công hơn bình thường.

Tìm hiểu thêm: Uống Bảo Xuân bao lâu thì có tác dụng? Cách dùng hiệu quả

Những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công
Vận động viên, vũ công là đối tượng dễ mắc hội chứng hông vũ công

Hông vũ công được chia làm 3 trường hợp:

  • Hông vũ công bên trong: Đây là dạng phổ biến nhất của hội chứng hông vũ công. Thông thường, cơ chịu trách nhiệm cho việc vận động hông bên trong là gân iliopsoas, kết nối cơ hông bên trong với xương đùi – hoặc cơ thẳng đùi.
  • Hông vũ công bên ngoài: Xảy ra ở một cơ hoặc gân ở dải chậu chày (IT) hoặc cơ mông lớn bám vào đầu xương đùi. Kiểu này có thể cho thấy cơ mông lớn đang bị căng hoặc làm việc quá sức.
  • Hông vũ công do chấn thương: Chấn thương đột ngột có thể gây rách sụn khớp hoặc lỏng lẻo ở hốc hông, dẫn đến cảm giác bị gãy. Nếu bạn bị chấn thương sụn, bạn cũng có thể bị đau, cảm giác vướng víu và cử động bị hạn chế.

Triệu chứng hội chứng hông vũ công

Các triệu chứng chủ yếu là các cơn đau ở vùng hông, được miêu tả rõ hơn như sau:

  • Đau đột ngột, nhói sâu phía trước háng khi gập, duỗi hoặc xoay hông;
  • Cơn đau tăng lên khi hoạt động;
  • Cơn đau tăng dần theo thời gian;
  • Hông bật lên khi chạy, đứng lên từ tư thế ngồi hoặc khi hông xoay chân ra ngoài, ra khỏi cơ thể;
  • Chuyển động nhanh nhanh gây ra tiếng click hoặc pop.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng hông vũ công

Bởi vì các bất thường xảy ra trên xương, sụn, gân vùng hông cho nên phương pháp tốt nhất để thấy rõ là chụp X quang và chụp vi tính cắt lớp MRI. Việc dựa vào các hình ảnh này để chẩn đoán để loại trừ các bệnh lý cũng có triệu chứng tương tự như: Viêm màng hoạt dịch khớp háng, viêm khớp hông, khối u ở hông, Meralgia paresthetica.

Tùy theo tình trạng chấn thương và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Một số biện pháp cụ thể như sau:

  • Vật lý trị liệu: Một số bài tập có thể giúp tăng cường và kéo căng cơ xung quanh hông. Các bài tập kéo căng gân đặc biệt như căng dây chậu sẽ được chỉ định tùy thuộc vào kiểu đứt gân mà người bệnh gặp phải.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này sử dụng để loại bỏ hoặc sửa chữa phần sụn viền bị rách. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một máy soi khớp vào khớp hông cùng với các dụng cụ phẫu thuật. Thủ thuật này có thể áp dụng cho khu vực tổn thương nhỏ, không quá nghiêm trọng.
  • Phẫu thuật mở: Phương pháp này áp dụng cho các chấn thương rộng hơn như gãy xương để điều chỉnh lại vị trí các khớp hoặc thay khớp nếu cần thiết.
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đang mắc phải. Nếu các cơn đau nặng hơn có thể phải tiêm steroid trực tiếp vào khớp.

Những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công

>>>>>Xem thêm: Vết lõm xương cùng là gì? Chẩn đoán như thế nào?

Các vận động viên nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi mắc hội chứng hông vũ công

Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh sự chuyển động nặng để cơ xương được hồi phục. Đối với các vận động viên nên giảm bớt tần suất hoạt động vùng hông, có thể chườm đá vào vùng hông để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã được cung cấp những thông tin cần biết về hội chứng hông vũ công. Bệnh chủ yếu gặp ở những người vận động thường xuyên quá mức ở vùng hông. Ngoài ra có thể gặp số ít ở những trường hợp do chấn thương ở hông. Hi vọng những thông tin trên đây cho bạn thêm nhiều hiểu biết hơn về hội chứng này để có thể chăm sóc tốt hơn cho bản thân và gia đình mình. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *