Vết lõm xương cùng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Theo khảo sát, có khoảng 5 – 8% trẻ em mới sinh có vết lõm này. Để tìm hiểu rõ hơn về vết lõm xương cùng cũng như những thông tin về hiện tượng này, KenShin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Vết lõm xương cùng là gì? Chẩn đoán như thế nào?
Vết lõm xương cùng xuất hiện ở 5 – 8% trẻ sơ sinh và đa số không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó hãy chú ý quan sát phản ứng, biểu hiện của trẻ khi có vết lõm này.
Contents
Thế nào là vết lõm xương cùng?
Khi mới sinh, trẻ có thể xuất hiện một vết lõm to hoặc nhỏ ở vùng xương cùng. Đây gọi là vết lõm xương cùng. Vết lõm này thường khá nông và kích thước nhỏ. Đến nay vẫn chưa có yêu cầu điều trị nhất định đối với tình trạng xuất hiện vết lõm xương cùng ở trẻ sơ sinh.
Một số ít trường hợp trẻ em khi sinh ra có vết lõm xương cùng do liên quan đến vấn đề về cột sống, tủy sống. Điển hình như vết lõm xương cùng có kèm theo nhúm lông hoặc mảng da thừa, thay đổi màu da xung quanh,… Những vấn đề liên quan đến vết lõm xương cùng có thể là tật nứt đốt sống hoặc hội chứng tủy sống bám thấp,…
Vết lõm xương cùng không phải gãy xương. Khi thai nhi chào đời, bác sĩ sẽ quan sát vị trí có thể xuất hiện vết lõm xương cùng và nếu có, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét, dựa trên kích thước, đặc điểm của vết lõm để xác định có điều bất thường xảy ra ở trẻ hay không. Trong trường hợp có bất thường liên quan đến vết lõm xương cùng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm một số phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh khác để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân, biến chứng và can thiệp kịp thời khi cần.
Nguyên nhân và triệu chứng gây vết lõm xương cùng
Đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân nào làm xuất hiện vết lõm xương cùng ở trẻ em. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ, khi trẻ sinh ra đã có.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng vết lõm xương cùng hình thành do các biến đổi liên tục trong quá trình mang thai và thai nhi phát triển làm tăng nguy cơ hình thành vết lõm này.
Dấu hiệu duy nhất để nhận biết sự có mặt của vết lõm xương cùng là nhìn nhận bằng mắt thường. Bạn hoàn toàn có thể nhận ra vết lõm xuất hiện tại xương cùng, phần ở cuối xương sống và nằm ngay bên trên đỉnh mông của trẻ. Nếu nhận thấy bé nhà mình có vết lõm xương cùng, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám tại bệnh viện uy tín để biết đây là tình trạng dị tật bình thường hay có liên quan, ảnh hưởng đến cột sống, tủy sống và sức khỏe của trẻ hay không.
Phân biệt rõ vết lõm xương cùng và u nang lông
Do có đặc điểm nhận diện tương đối giống nhau nên nhiều người hiện đang nhầm lẫn giữa vết lõm xương cùng và bệnh u nang lông. Thực tế, vì u nang lông cũng có thể xuất hiện bất thường trên cơ thể trẻ nhỏ và ở cuối cột sống giống vết lõm xương cùng nên nhầm lẫn là điều hết sức bình thường.
Bạn có thể phân biệt vết lõm xương cùng và u nang lông qua các đặc điểm nhận dạng riêng biệt của mỗi loại. U nang lông là một túi bên trong có chứa đầy chất dịch, trong dịch này còn có thể có lông, tóc hoặc các mảnh vụn. Khác với u nang lông, vết lõm xương cùng chỉ là một vết lõm đơn thuần, không chứa dịch và không tạo thành dạng túi.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Tình trạng u nang lông khi để đến giai đoạn nhiễm trùng có thể gây sưng đau rất khó chịu, cản trở hoạt động thường ngày của người bệnh. Một số trường hợp bị u nang lông nặng còn có thể chảy mủ, thậm chí chảy máu nếu không điều trị kịp thời.
Nếu vết lõm xương cùng có ở trẻ sơ sinh, bé mới ra đời đã có thì u nang lông lại được hình thành trong quá trình sinh hoạt, tức là sau khi sinh mới xuất hiện u nang lông. Tình trạng u nang lông có thể xuất hiện ở mọi đối tượng còn vết lõm xương cùng thường chỉ có ở trẻ sơ sinh.
Tóm lại vết lõm xương cùng và u nang lông khác nhau về đặc điểm, cơ chế hình thành cũng như nguyên nhân, cách điều trị. Nếu trẻ khi sinh ra không có vết lõm xương cùng nhưng một thời gian sau đột nhiên xuất hiện túi dịch ở xương cùng thì khả năng cao đây chính là u nang lông, cần thăm khám y khoa và chữa trị kịp thời để tránh biến chứng nhiễm trùng, sốt cao ở trẻ,…
Chẩn đoán vết lõm xương cùng
Chẩn đoán vết lõm xương cùng thường được thực hiện ngay khi trẻ chào đời. Các y bác sĩ sẽ xem vùng xương cùng để kiểm tra trẻ có vết lõm xương cùng hay không. Nếu có vết lõm xương cùng, bác sĩ cần tiếp tục quan sát để nhận thấy bất thường ở vết lõm.
Trong trường hợp vết lõm xương cùng không có bất cứ điểm bất thường nào, đây sẽ chỉ là một vết lõm đơn thuần và không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sau này. Chính vì vậy mà bác sĩ sẽ không đưa ra khuyến cáo chữa trị nào cho trẻ có vết lõm xương cùng bình thường.
Tuy nhiên nếu có điểm bất thường ở vết lõm xương cùng như xuất hiện có kèm theo búi lông, mảnh vụn hoặc các biến đổi màu da, bác sĩ sẽ chỉ định gia đình cho bé làm thêm một số chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm khác nhằm tìm ra nguy cơ liên quan đến cột sống, tủy sống và kịp thời có biện pháp can thiệp từ sớm.
Một số xét nghiệm cần được thực hiện khi chẩn đoán bất thường ở vết lõm xương cùng gồm:
- Siêu âm: Cách siêu âm không xâm lấn và cho thấy cấu trúc của vết lõm xương cùng khá rõ nét.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho trẻ em giúp bác sĩ quan sát rõ hơn hình ảnh của vết lõm xương cùng, từ đó đưa ra chỉ định chữa trị thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Vỡ cơ hoành có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nếu trẻ có vết lõm xương cùng từ khi sinh ra, bố mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về tình trạng của trẻ, mức độ nguy hiểm hoặc ảnh hưởng của vết lõm xương cùng đối với quá trình phát triển sau này của bé,… để có cách chăm sóc tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết trên đây từ KenShin đã giúp bạn biết thế nào là vết lõm xương cùng cũng như một số thông tin xoay quanh hiện tượng này. Trong trường hợp phát hiện trẻ có vết lõm xương cùng hoặc nghi ngờ có vết lõm xương cùng, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại các bệnh viện lớn, uy tín để được bác sĩ có chuyên môn can thiệp.