Xỏ khuyên có được ăn mắm tôm không? Xỏ khuyên là một hình thức làm đẹp bằng cách dùng một cây kim chuyên dụng để xuyên qua một vị trí bất kỳ trên cơ thể dựa theo nhu cầu của người muốn xỏ khuyên, tạo thành lỗ để đeo trang sức. Vì vậy, phương pháp làm đẹp này sẽ cần thời gian để có thể lành lại và dễ xảy ra biến chứng nếu không chăm sóc cẩn thận.
Bạn đang đọc: Xỏ khuyên có được ăn mắm tôm không? Cách chăm sóc lỗ xỏ cho người lần đầu xỏ khuyên
Xỏ khuyên trên cơ thể phổ biến cho cả nam và nữ. Mặc dù ngày nay nó thường được giới trẻ ưa chuộng hơn, nhưng việc xỏ khuyên thực tế đã xảy ra từ hàng nghìn năm trước ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn biết những cách chăm sóc khuyên để hạn chế biến chứng và liệu xỏ khuyên có được ăn mắm tôm không.
Contents
Đối tượng khuyến cáo không xỏ khuyên
Có những tình trạng bệnh lý có thể cản trở quá trình lành vết thương tự nhiên sau khi xỏ khuyên, khiến việc xỏ khuyên trong những trường hợp này không chỉ là một quyết định tồi mà còn cực kỳ mạo hiểm. Khuyến cáo không nên xỏ khuyên đối với:
- Khi chưa đủ tuổi xỏ khuyên.
- Người đang có kế hoạch mang thai hoặc đang có thai và đồng thời có ý định xỏ khuyên ở những vùng nhạy cảm.
- Người bị kích ứng da, vết thương bất thường, phát ban, nổi mụt, sẹo, nốt ruồi to, nhiều tàn nhang và/hoặc vết trầy xước ở nơi mà họ muốn xỏ khuyên.
- Người mắc bệnh tiểu đường, máu khó đông, rối loạn tự miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể cản trở quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể.
- Người làm việc trong ngành dịch vụ hoặc các hoạt động cộng đồng,… tùy theo yêu cầu ở nơi làm việc và mong muốn của khách hàng.
Xỏ khuyên có ăn được mắm tôm không?
Xỏ khuyên có ăn được mắm tôm không? Về cơ bản, tôm và các loại hải sản khác đều là những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng rất cao, và hiển nhiên mắm tôm có thành phần từ tôm cũng như vậy. Dù đã qua chế biến nhưng những chất gây dị ứng có trong tôm thì vẫn còn ở đó, nên nhiều khả năng nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Đặc biệt là với những người bị dị ứng hải sản hoặc có dấu hiệu, nghi ngờ bản thân bị dị ứng hải sản.
Tất nhiên, khi xỏ xuyên sẽ có vài loại thực phẩm nên kiêng, nhưng cũng sẽ có khá nhiều thực phẩm hữu ích cho sự hồi phục của lỗ xỏ khuyên của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là chìa khóa để đảm bảo vết xỏ khuyên của bạn lành lại đúng cách. Hơn hết, thực phẩm bổ dưỡng phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành. Một số thực phẩm bạn nên đưa vào chế độ ăn uống sau khi xỏ khuyên là các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn, protein nạc như cá và thịt gà, sữa chua và trái cây như táo và chuối. Thực phẩm lên men như kim chi và dưa cải muối cũng giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn thực phẩm lành mạnh còn có thể giúp tiêu sưng và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng ở lỗ xỏ khuyên.
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên có được ăn ốc không? Những lưu ý khi xỏ khuyên?
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi xỏ khuyên?
Ngăn ngừa nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên không thật sự khó. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để vệ sinh sạch sẽ lỗ xỏ khuyên, và nếu nó được giữ sạch thường xuyên thì hiển nhiên sẽ ít gặp biến chứng hơn. Những khuyến nghị sau đây đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi phục, dù vậy, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp an toàn này ngay cả khi vết xỏ khuyên đã lành hoàn toàn.
- Rửa sạch vùng da xỏ khuyên sau khi tập thể dục vì mồ hôi có thể gây kích ứng lỗ xỏ khuyên.
- Tránh chạm và/hoặc nghịch đồ trang sức, tránh để khuyên bị quần áo ma sát và lôi kéo mạnh.
- Giữ cho vùng xỏ khuyên không tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người khác, chẳng hạn như nước bọt (tuyệt đối không) và mồ hôi. Không quan hệ tình dục trong vòng 4 – 6 tuần đối với khuyên lưỡi, môi hoặc bộ phận nhạy cảm.
- Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng hằng ngày có khả năng tiếp xúc với bộ phận cơ thể đã được xỏ khuyên như điện thoại, tai nghe, kính, mũ,…
- Mặc quần áo sạch bằng vải mềm khi xỏ khuyên rốn. Tránh mặc quần jean vì chất liệu vải khá cứng và quần bó chặt có thể gây khó chịu. Việc ma sát liên tục và chất vải thô ráp có thể gây ra sẹo và thời gian lành vết thương lâu hơn.
- Không mặc áo ôm, quần tất, nịt bụng, thắt lưng hoặc quần áo chật trong khi vết xỏ khuyên ở rốn hoặc các vùng cần che đậy đang trong quá trình hồi phục. Thay vào đó, hãy mặc quần áo rộng rãi để khuyên rốn tiếp xúc được với không khí giúp vết thương mau lành.
- Không hút thuốc lá hoặc ăn thức ăn cay, nóng trong khi lỗ xỏ khuyên ở miệng đang lành.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, nước hoa, keo xịt tóc hoặc các loại sản phẩm làm đẹp khác xung quanh lỗ xỏ khuyên.
- Kiểm tra đồ trang sức vào cuối mỗi ngày để xem có bộ phận nào bị lỏng hay không, đặc biệt nếu bạn xỏ khuyên ở lưỡi. Nếu thanh nẹp bị lỏng, bạn có thể vô tình nuốt phải nó hoặc tự làm răng mình hỏng vĩnh viễn.
- Không tắm hoặc tiếp xúc với nước nóng, đặc biệt chú ý không sử dụng hồ bơi công cộng cho đến khi vết thương đã lành hẳn. Nếu bắt buộc phải bơi (nghề nghiệp, sức khỏe,…) hãy che lỗ xỏ khuyên bằng miếng dán chống thấm chuyên dụng.
- Tránh ánh nắng trực tiếp, giường tắm nắng, cát, dầu phơi nắng và kem dưỡng da vì chúng có thể làm bỏng và kích ứng lỗ xỏ khuyên (có thể gây sẹo, nhất là sẹo lồi).
- Cố gắng giảm căng thẳng, tránh hút thuốc, ma túy và rượu vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Bị cận 2 độ nhìn được bao xa?
Tóm lại, xỏ khuyên có được ăn mắm tôm không? Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ quyết định liệu họ có được ăn mắm tôm sau khi xỏ khuyên không. Bên cạnh đó, hãy nhớ vệ sinh khuyên thường xuyên, tránh chạm vào nó bằng tay bẩn và làm theo tất cả các hướng dẫn do thợ xỏ khuyên nêu ra để ngăn ngừa nhiễm trùng.