Thân não đảm nhận vai trò kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể như thở, nuốt và giữ thăng bằng. Sự tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong thân não có thể dẫn đến đột quỵ thân não. Vậy đột quỵ thân não là gì?
Bạn đang đọc: Đột quỵ thân não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Đột quỵ thân não nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh thường tiến triển nhanh chóng trong vài giờ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Cùng KenShin tìm hiểu rõ hơn về đột quỵ thân não trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Tổng quan về đột quỵ thân não
Thân não là phần não nằm sâu bên trong não. Tuy có kích thước nhỏ nhưng vùng thân não đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều khiển chuyển động của đôi mắt, kiểm soát cử động nuốt, hít thở và nghe của cơ thể.
Ngoài ra, thân não còn là trung tâm điều khiển một số chức năng quan trọng như điều hoà nhịp tim, điều hoà hô hấp. kiểm soát tuần hoàn máu và tiêu hoá của cơ thể.
Đột quỵ thân não hay tai biến mạch máu vùng thân não là loại đột quỵ xảy ra khi các động mạch nhỏ phía sau cổ và não bị tắc nghẽn khiến cho nguồn cung cấp máu cho thân não bị gián đoạn. Các tế bào não vùng thân não không được cung cấp đủ oxy và máu trong thời gian dài có thể bị chết dần từ đó ảnh hưởng đến chức năng mà thân não đang đảm nhiệm.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thân não
Nhìn chung, nguyên nhân gây đột quỵ vùng thân não sẽ tương tự với các nguyên nhân gây đột quỵ nói chung. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý não, bệnh tim mạch cùng một số bệnh lý mạn tính khác. Cụ thể:
Các bệnh lý về não
Người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ thân não nếu có những bất thường ở não như dị dạng động mạch não, phình động mạch não, co thắt mạch máu não. Tình trạng rối loạn dòng chảy của não, thiếu máu cục bộ, co thắt mạch là những căn nguyên gây ra các bất thường nêu trên.
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch
Một số bệnh lý về tim mạch ngày càng phổ biến phải kể đến như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh động mạch vành… nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến hình thành cục máu đông từ đó gây tắc mạch cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Ngoài ra, những người bệnh lên cơn đau tim có thể bị thiếu máu não đột ngột. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ não. Bên cạnh đó, người bệnh bị tăng huyết áp cũng rất dễ mắc các bệnh lý về tim, não và động mạch cảnh mà hậu quả sau cùng là đột quỵ.
Một số bệnh lý mạn tính khác
Bên cạnh những đối tượng mắc bệnh lý về não, tim, người mắc bệnh đái tháo đường, hạ huyết áp, rối loạn đông máu cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Khi bị nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể bị tắc mạch hoặc xuất huyết do khả năng chảy máu hoặc đông máu của cơ thể thay đổi. Đây cũng là căn nguyên chính dẫn đến đột quỵ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính với liều cao có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu, chảy máu và thay đổi huyết áp. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ thân não.
Triệu chứng của đột quỵ thân não
Đột quỵ thân não là tình trạng bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là điều rất cần thiết. Vậy dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thân não là gì?
Khi bị đột quỵ thân não, người bệnh có thể phải đối mặt với một số triệu chứng dưới đây:
- Yếu, liệt, thậm chí là mất cảm giác bên cơ thể đối diện với bên thân não bị tổn thương. Ví dụ, tổn thương vùng thân não bên trái, người bệnh sẽ bị liệt bên phải và ngược lại.
- Đồng tử hai bên không đều, người bệnh có biểu hiện nhìn đôi, không thể cử động được một bên mắt.
- Người bệnh chóng mặt, quay cuồng và không giữ được thăng bằng.
- Ngược lại với đột quỵ vỏ não, người bệnh đột quỵ thân não có biểu hiện mí mắt sụp, méo miệng, nhân chung lệch cùng bên thân não bị đột quỵ.
- Độ linh hoạt khi cử động lưỡi bị giảm sút, người bệnh nói lắp và khó nuốt, nấc cụt…
- Thay đổi tri giác, trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị hôn mê.
Tìm hiểu thêm: Một số biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng thường gặp
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ thân não
Việc chẩn đoán đột quỵ thân não bao gồm thăm khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán hình ảnh trong một khoảng thời gian có thể là vài ngày hoặc vài tuần.
Việc thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng giúp các bác sĩ phân biệt triệu chứng giữa đột quỵ thân não với đột quỵ vỏ não, giữa đột quỵ với một số bệnh lý có các triệu chứng tương tự.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số phương pháp thăm dò cận lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân gây đột quỵ. Hình ảnh tai biến vùng thân não trên phim chụp CT và MRI thường không rõ nét bằng đột quỵ ở những vùng khác của não. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do vùng thân não tương đối nhỏ, bị che khuất bởi các xương lân cận của phần trên xương cột sống và hộp sọ.
Dựa vào chẩn đoán, các bác sĩ có thể cân nhắc và đưa ra chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như sử dụng thuốc hoặc can thiệp.
>>>>>Xem thêm: Nang tuyến vú birads 3 là gì? Có nguy hiểm không?
Các biện pháp dự phòng đột quỵ thân não
Đột quỵ thân não là tình trạng vô cùng nguy hiểm, có liên quan đến chức năng tuần hoàn và hô hấp của cơ thể. Khi có tổn thương ở vùng não này, tỷ lệ tử vong cũng như gặp di chứng của người bệnh sẽ rất cao.
Để giảm nguy cơ mắc đột quỵ nói chung và đột quỵ thân não nói riêng, bạn cần chủ động thực hiện một số việc sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu như ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thức khuya, căng thẳng, stress… Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng từ đó chống lại bệnh tật.
- Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ tại các trung tâm y tế uy tín, bởi đột quỵ xảy ra đột ngột thường xuất phát từ các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh tim mạch… Việc thăm khám và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát dễ dàng bệnh đột quỵ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh đột quỵ thân não mà KenShin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này đồng thời nắm được các triệu chứng của bệnh cũng như phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và cảm ơn bạn đã luôn dõi theo cũng như đồng hành cùng KenShin.