Vòi trứng là một phần quan trọng của cơ quan sinh sản nữ, còn được gọi là ống dẫn trứng. Các vấn đề bất thường liên quan đến vòi trứng đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Một trong số đó là tình trạng vòi trứng thông hạn chế.
Bạn đang đọc: Vòi trứng thông hạn chế: Nguyên nhân gây khó mang thai
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là bộ phận kết nối giữa buồng trứng và buồng tử cung. Vòi trứng là đường đi của trứng sau khi rụng, là nơi diễn ra quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng, cũng là con đường dẫn trứng đã được thụ tinh vào tử cung làm tổ. Vì vậy, tình trạng vòi trứng thông hạn chế chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai.
Contents
Vòi trứng thông hạn chế là gì?
Cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong. Cơ quan sinh dục trong của nữ giới gồm có: Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng chính là vòi trứng, là một ống nhỏ dài từ 9 – 12cm, cấu trúc rỗng bên trong. Ống này có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp niêm mạc, lớp thanh mạc và lớp cơ. Mỗi người phụ nữ có hai ống dẫn trứng, kết nối giữa 2 buồng trứng hai bên với buồng tử cung.
Hai chức năng quan trọng nhất của vòi trứng là: Là đường đi của trứng và tinh trùng và là nơi diễn ra quá trình thụ tinh của trứng. Vòi trứng thông hạn chế là tình trạng trong lòng vòi trứng bị chít hẹp và cũng có thể hiểu là tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn. Dù nguyên nhân gây chít hẹp là gì, chắc chắn tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên của nữ giới. Cụ thể là:
- Vòi trứng bị tắc hoàn toàn một bên, không còn khả năng đảm nhận chức năng bình thường, cơ hội mang thai tự nhiên của nữ giới chỉ còn khoảng 50%.
- Nếu cả hai bên vòi trứng đều thông hạn chế, tức là tắc không hoàn toàn, ngoài việc khó thụ thai còn dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Nếu một bên tắc hoàn toàn, một bên vòi trứng thông hạn chế, đồng nghĩa với việc một bên hoàn toàn không hoạt động, một bên giảm khả năng hoạt động, cơ hội mang thai tự nhiên cực thấp.
Dấu hiệu cảnh báo vòi trứng thông hạn chế
Tình trạng vòi trứng chỉ thông hạn chế có các dấu hiệu cảnh báo tương tự như tắc vòi trứng, tuy nhiên các triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn. Các dấu hiệu cảnh báo khá đặc trưng và dễ nhận biết như:
- Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới không đều: Vòi trứng chỉ thông hạn chế sẽ gây tình trạng rối loạn phóng noãn. Điều này làm chu kỳ kinh nguyệt lúc tới sớm hơn, lúc tới trễ hơn. Ngoài ra, nữ giới còn thấy lượng máu kinh không đều khi nhiều khi ít, có tình trạng vón cục bất thường hoặc kinh nguyệt màu nâu đen.
- Nếu vòi trứng bị tắc hoàn toàn, phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, người mệt lả. Còn vòi trứng bị thông hạn chế, triệu chứng đau bụng có thể nhẹ hơn. Đó có thể là cảm giác đau âm ỉ kéo dài hoặc từng cơn nhưng diễn ra trong nhiều ngày.
- Tăng tiết dịch âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở vòi trứng. Nữ giới sẽ cảm giác vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, có mùi khó chịu, khí hư màu bất thường như màu vàng mủ, vàng xanh.
- Dấu hiệu muộn nhất của tình trạng vòi trứng thông hạn chế là khó thụ thai mặc dù không áp dụng biện pháp tránh thai. Viêm nhiễm, dịch mủ hay sẹo xơ trong lòng vòi trứng sẽ cản trở quá trình thụ tinh hoặc chặn đường đi của trứng được thụ tinh vào buồng tử cung.
Tìm hiểu thêm: Người bị tụ dịch vết mổ có làm IVF được không?
Nguyên nhân dẫn đến vòi trứng thông hạn chế
Theo các bác sĩ sản khoa, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn như:
- Thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục nữ không sạch sẽ khiến vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm ống dẫn trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Các bệnh viêm nhiễm này đều có thể là nguyên nhân khiến lòng vòi trứng bị tắc hẹp.
- Những phụ nữ có thói quen quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục… cũng dễ bị nhiễm chéo vi khuẩn, virus, nấm từ bạn tình. Chính những tác nhân này khiến vòi trứng bị tắc hẹp.
- Những phụ nữ đã từng thực hiện phẫu thuật sinh nở, phẫu thuật khác ở tử cung, từng nạo phá thai… cũng có nguy cơ bị tắc một phần vòi trứng cao hơn những phụ nữ khác.
Vòi trứng thông hạn chế chữa trị thế nào?
Với các bệnh nhân gặp tình trạng vòi trứng thông hạn chế, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc sẽ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc được sử dụng có thể là các loại thuốc đặc trị để giảm triệu chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục trong của nữ giới, kiểm soát nguyên nhân gây chít hẹp lòng vòi trứng.
>>>>>Xem thêm: Nghe nhịp tim thai 6 tuần biết trai hay gái không?
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật nội soi thông vòi trứng, cắt và nối ống dẫn trứng, nội soi tái tạo vòi trứng, bơm hơi thông tắc vòi trứng… sẽ được chỉ định trong trường hợp lòng vòi trứng bị chít hẹp mức độ nặng và lâu ngày.
Vòi trứng thông hạn chế có thai được không?
Với phụ nữ mong muốn mang thai, nếu thông tắc vòi trứng thành công, khả năng mang thai tự nhiên vẫn có. Nếu điều trị thông tắc vòi trứng không hiệu quả hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang thai ngoài tử cung nếu mang thai tự nhiên, bác sĩ có thể tư vấn làm thụ tinh nhân tạo.
Nếu chỉ một bên vòi trứng bị chít hẹp hoặc tắc một phần, bác sĩ thường tư vấn bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI. Với phương pháp này, tinh trùng sẽ được bơm vào buồng tử cung để tăng khả năng thụ thai thành công. Nếu cả hai bên vòi trứng đều bị thông hạn chế, bác sĩ thường tư vấn thụ tinh ống nghiệm.
Khi hai vòi trứng bị chít hẹp ở phần eo hoặc đoạn kẽ sát tử cung, việc chuyển phôi được tiến hành bình thường. Nếu hai vòi trứng bị ứ dịch nặng tại loa vòi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt vòi trứng rồi mới chuyển phôi. Nếu ứ dịch không nhiều và có nhiều phôi, việc chuyển phôi được tiến hành bình thường. Khi thụ thai thất bại mới tiến hành phẫu thuật cắt vòi trứng.
Tóm lại, vòi trứng thông hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nữ giới cũng cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Việc khám phụ khoa định 6 tháng một lần cũng là việc nữ giới nên duy trì đều đặn.