Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay được sử dụng phổ biến để điều trị sỏi tiết niệu. Mặc dù vậy, một số biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng vẫn có thể xảy ra đối với người bệnh.
Bạn đang đọc: Một số biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng thường gặp
Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp thường được sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu với độ an toàn cao và khả năng làm sạch sỏi hiệu quả. Tuy nhiên, bất cứ một phương pháp can thiệp nào cũng sẽ tồn tại những tiềm ẩn rủi ro. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra qua bài viết dưới đây.
Contents
Tán sỏi nội soi ngược dòng là gì?
Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp hiện đại ứng dụng kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao thông qua con đường tự nhiên của cơ thể để điều trị sỏi. Nguyên lý của phương pháp trên là sử dụng năng lượng của tia laser để phá vỡ sỏi.
Trước khi tiến hành tán sỏi nội soi ngược dòng người bệnh sẽ phải nhịn ăn khoảng 6 giờ và nhịn uống trong khoảng 2 giờ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để bước vào cuộc phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản.
Sau khi thực hiện xong các bước trên bác sĩ sẽ đặt một ống nội soi theo đường niệu đạo lên bàng quang tới niệu quản để tiếp cận vị trí sỏi cần tán. Năng lượng laser trong ống nội soi sẽ phá sỏi thành những vụn nhỏ hơn so với ban đầu.
Bước tiếp theo, các vụn sỏi to trong cơ thể sẽ được lấy ra bằng dụng cụ nội soi, còn với các vụn sỏi kích thước nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Sau tán sỏi bác sĩ sẽ tiến hành đặt sonde JJ niệu quản để thông tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng có ưu điểm gì?
So với phương pháp phẫu thuật mổ mở truyền thống, tán sỏi nội soi ngược dòng có nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Hiệu quản tán sỏi cao, có thể lấy hết được sỏi chỉ trong 1 lần thực hiện do phương pháp tiếp cận được trực tiếp với sỏi.
- Không xâm lấn, an toàn, giúp người bệnh ít đau đớn, giảm chảy máu.
- Phương pháp trên không phải phẫu thuật do đó không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Thời gian phục hồi nhanh, nhìn chung ngay sau khi tán sỏi xong, người bệnh đã có thể xuống giường đi lại nhẹ nhàng. Các ống dẫn lưu nước tiểu sẽ được rút khỏi người bệnh nhân vào ngày thứ 2 sau khi thực hiện tán sỏi. Sau đó, người bệnh có thể được xuất viện vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật khi đã được siêu âm kiểm tra lại tình trạng sỏi. Cuối cùng sau phẫu thuật khoảng 1 tuần, người bệnh đã có thể sinh hoạt bình thường và trở lại cuộc sống hàng ngày.
- Người bệnh không cần nằm viện dài ngày từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại.
- Sau khi tán sỏi không mất nhiều thời gian chăm sóc.
Các chỉ định và chống chỉ định của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng là một phương pháp tiên tiến, tuy nhiên không phải bắt kỳ trường hợp bệnh lý nào cũng có thể áp dụng được. Phương pháp trên được chỉ định và chống chỉ định trong một số bệnh lý như:
Chỉ định
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng được chỉ định trong các trường hợp:
- Sỏi đài bể thận có kích thước từ 3cm trở xuống, tán sỏi đơn thuần hay phối hợp nhiều viên.
- Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 5mm khi điều trị nội khoa không cải thiện, tình trạng người bệnh không có chuyển biến tích cực.
- Sỏi niệu quản ở vị trí hẹp, sỏi ở vị trí khó di chuyển hoặc nằm trên polyp.
- Sỏi niệu quản nằm trên sa lồi niệu quản.
- Sỏi thận còn sót lại hay tái phát sau phẫu thuật mổ mở.
- Sử dụng tán sỏi ngược dòng trong trường hợp tán sỏi qua da khó tiếp cận.
- Sỏi niệu quản ở vị trí ⅓ trên đối với nữ, với nam giới chỉ nên áp dụng tán sỏi ở vị trí ⅓ giữa hoặc ⅓ dưới.
Chống chỉ định
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng không được áp dụng trong các trường hợp như:
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc trà sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
- Người có niệu quản hẹp, gấp khúc, không đặt được máy nội soi tán sỏi;
- Sỏi thận có kích thước lớn hơn 3cm;
- Người bị nhiễm khuẩn tiết niệu chưa được điều trị hay điều trị chưa khỏi;
- Phụ nữ có thai;
- Người gặp các vấn đề về rối loạn đông máu, người không dùng được thuốc gây tê.
Biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng là gì?
Mặc dù phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số biến chứng như:
Biến chứng do thuốc gây tê và gây mê
Trước khi tiến hành phương pháp, người bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống. Đối với một số trường hợp, sử dụng các thuốc gây mê và gây tê có thể gây nên các biến chứng nặng, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.
Chảy máu
Tình trạng nước tiểu màu có hồng nhạt là một trong những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng thường gặp phải. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc khi nước tiểu có lẫn máu thì có thể bệnh nhân đã bị biến chứng chảy máu. Lúc này người bệnh cần liên hệ với bác sĩ và bệnh viện để có cách xử trí kịp thời.
Sót mảnh vụn sỏi
Tình trạng sót sỏi sau phẫu thuật nội soi tán sỏi khá phổ biến, nguyên nhân có thể do độ cứng hoặc kích thước của viên sỏi quá lớn làm cho nó không thể tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu được. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thêm bằng các thuốc chẹn kênh alpha nhằm tạo điều kiện thuận lợi các mảnh sỏi còn lại được tống ra ngoài.
Đau nhiều sau tán sỏi
Bệnh nhân có thể bị đau nhiều sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng do thao tác chưa thành thục của bác sĩ. Khi thực hiện tán sỏi, ống nội soi cọ xát mạnh vào thành bàng quang, niệu quản, thận gây đau nhiều sau tán sỏi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh sốt rét ở trẻ em: Những điều cần biết và cách phòng tránh
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị đau nhiều do nước tiểu từ bàng quang trào ngược lên thận trong quá trình đi tiểu. Nếu người bệnh có biểu hiện đau dữ dội sau tán sỏi nội soi ngược dòng cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Tổn hại đến niệu quản
Trong nội soi tán sỏi ngược dòng, các thao tác sử dụng ống soi cùng với sự mỏng manh của niệu quản làm cho niêm mạc niệu quản có thể bị xước, bị rách hoặc thủng.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng rất thường gặp. Người bệnh khi mắc nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ xuất hiện triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, rét run,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sau khi tiến hành phẫu thuật, các vi khuẩn trong sỏi được giải phóng, tấn công đường niệu gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, thời gian tán sỏi kéo quá dài, tỷ lệ sót sỏi cao, không đảm bảo vô khuẩn cũng là một trong số nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Khi phát hiện biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và kịp thời. Bên cạnh đó, nên thực hiện thăm khám định kỳ sau khi tán sỏi để tránh trường hợp sỏi tái phát.