Cấy ghép ốc tai điện tử và những thông tin bạn cần biết

Cấy ghép ốc tai điện tử hiện đang là phương pháp đạt hiệu quả rất tốt trong điều trị, khắc phục các bệnh lý ở tai gây ra suy giảm thính lực. Phương pháp này cũng được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi với những ưu điểm nổi trội.

Bạn đang đọc: Cấy ghép ốc tai điện tử và những thông tin bạn cần biết

Ốc tai điện tử là một thiết bị sử dụng các xung điện kích thích để giúp tai có thể nghe được mà không cần đến cơ chế khuếch đại âm thanh như thông thường. Với phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử, rất nhiều người đã có thể khôi phục đến 80% thính lực và hỗ trợ rất nhiều trong đời sống, công việc hàng ngày của bệnh nhân.

Cấu tạo và cách hoạt động của ốc tai điện tử

Cấy ghép ốc tai điện tử có hiệu quả cao trong điều trị mất hoặc suy giảm thính lực. Đây hoàn toàn là bộ phận nhân tạo, có cấu trúc điện tử gồm 2 bộ phận chính là:

  • Bộ phận cấy ghép ốc tai điện tử nằm bên trong có chứa các điện cực và được phẫu thuật để đặt trong ốc tai.
  • Bộ phận xử lý âm thanh bên ngoài, thường được đeo ngay trên vành tai. Bộ phận này gồm 3 phần là phần xử lý âm thanh (nằm trên vành tai), phần đầu truyền tín hiệu và dây truyền tín hiệu đến ốc tai bên trong.

Cấy ghép ốc tai điện tử và những thông tin bạn cần biết

Cấy ghép ốc tai điện tử là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng khiếm thính

Hệ thống ốc tai điện tử hoạt động theo nguyên tắc sau:

  • Âm thanh được hệ thống ốc tai điện tử tiếp nhận thông qua bộ phận gọi là tổ hợp các microphone và được xử lý, chuyển tải thành dạng tín hiệu, đi đến đầu truyền tín hiệu.
  • Tín hiệu từ đầu truyền tín hiệu sẽ được chuyển tiếp đến bộ xử lý âm thanh nằm trên vành tai và thông qua dây truyền tín hiệu để đến với bộ phận cấy ghép ốc tai điện tử bên trong ốc tai.
  • Bộ phận cấy ghép bên trong tai tiếp tục chuyển tín hiệu đến khu vực điện cực tương ứng với tần số âm thanh ghi nhận được.
  • Các điện cực tiếp nhận thông tin và phát ra những tín hiệu kích thích tương ứng với tần số của âm thanh, những tín hiệu này truyền đến tế bào thần kinh thính giác tương ứng và đưa tín hiệu của âm thanh lên não bộ.

Công dụng của cấy ghép ốc tai điện tử

Việc cấy ghép ốc tai điện tử sẽ sử dụng xung điện kích thích để giúp tai người bệnh có thể nghe được mà không cần sử dụng đến cơ chế khuếch đại âm thanh thông thường của tai. Đây chính là ưu điểm lớn nhất khi áp dụng cấy ghép ốc tai điện tử so với các thiết bị trợ thính khác.

Tuy có hiệu quả tương đối tốt và tích cực nhưng cấy ghép ốc tai điện tử chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định hoặc khi các biện pháp trợ thính khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Những trường hợp được chỉ định cấy ghép ốc tai điện tử bao gồm:

  • Người bệnh bị điếc ốc tai nặng và sâu.
  • Máy trợ thính thông thường không có hiệu quả hỗ trợ thính lực cho người bệnh.
  • Bệnh nhân không nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định phẫu thuật và sức khỏe tốt, đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra tốt đẹp.
  • Bệnh nhân có sự tin tưởng và đồng hành của gia đình, đồng ý cấy ghép ốc tai điện tử để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc khắc phục giảm, mất thính lực.
  • Thời gian tiến hành phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử tốt nhất nên dùng cho trẻ em bị điếc bẩm sinh từ 12 – 72 tháng tuổi vì sau 8 – 10 tuổi thì hiệu quả của phương pháp này không còn tốt nữa, thậm chí không ổn định bằng máy trợ thính thông thường.

Mức độ phục hồi hậu phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử của bệnh nhân được ghi nhận tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm tiến hành phẫu thuật, thời điểm khiếm thính trước ngôn ngữ hoặc sau ngôn ngữ, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ, sự nỗ lực, cố gắng của chính bản thân bệnh nhân, sự hỗ trợ, ủng hộ từ phía gia đình người bệnh,…

Tìm hiểu thêm: Những thông tin quan trọng bạn cần phải biết về tĩnh mạch phế quản

Cấy ghép ốc tai điện tử và những thông tin bạn cần biết
Cấy ghép ốc tai điện tử được ứng dụng cho trẻ từ 12 – 72 tháng tuổi bị khiếm thính bẩm sinh vì có hiệu quả tốt nhất

Ưu, nhược điểm khi cấy ghép ốc tai điện tử

Hiệu quả của phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử được đánh giá cao nhưng thực tế vẫn dựa vào khá nhiều từ quá trình phẫu thuật, thể trạng của người bệnh, kỹ thuật, kinh nghiệm của bác sĩ,… Những ưu điểm khi cấy ghép ốc tai điện tử thành công gồm:

  • Điều trị các trường hợp bệnh nhân bị mất thính lực từ mức độ nặng và sâu trong khi các phương pháp khác không đạt hiệu quả tốt.
  • Hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận được với âm thanh thực tế, đa dạng và hiểu được lời nói thông qua ngôn ngữ hình thể.
  • Phát triển được khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân bao gồm nghe và nói, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh bị điếc, giúp trẻ có thể giao tiếp được và tự tin hòa nhập với cộng đồng.
  • Tuổi thọ khi cấy ghép ốc tai điện tử khá cao, có thể lên đến hơn 80 năm nếu sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt.
  • Điện cực của ốc tai điện tử đặt bên trong tai được lưu giữ trọn đời và bộ phận bên ngoài của ốc tai điện tử có khả năng chống nước ổn định, dễ dàng tháo lắp khi cần.

Tuy có những ưu điểm nêu trên nhưng cấy ghép ốc tai điện tử cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Chi phí cấy ốc tai điện tử hiện nay tại Việt Nam khá cao, có thể lên đến 400 – 600 triệu đồng cho một bên tai. Bên cạnh đó thiết bị ốc tai điện tử cũng không thuộc danh mục hỗ trợ của bảo hiểm y tế nên người bệnh sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí thực hiện cấy ghép ốc tai điện tử. Thực tế cho thấy có rất nhiều người bệnh không đủ điều kiện nên chỉ tiến hành cấy ghép ốc tai điện tử một bên.
  • Người dùng khi được cấy ghép ốc tai điện tử cần phải tháo bỏ bộ phận bên ngoài của ốc tai điện tử khi tắm hoặc gội đầu, bơi lội,… nên khá bất tiện khi thường xuyên tháo ra, lắp vào.
  • Thiết bị ốc tai điện tử cần được sạc pin thường xuyên để có thể sử dụng lâu dài, đây cũng là một nhược điểm khá bất tiện của thiết bị này.
  • Ốc tai điện tử có thể bị hư hỏng trong quá trình dùng do va đập hoặc tai nạn.
  • Thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi gia đình cần luôn đồng hành, hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình này.
  • Một số trường hợp sau khi cấy ghép ốc tai điện tử không đáp ứng, dẫn đến không cải thiện thính lực hoặc chỉ cải thiện một phần.

Cấy ghép ốc tai điện tử và những thông tin bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ của huyết thanh uốn ván là gì?

Phần ngoài của ốc tai điện tử không dùng liên tục được mà cần sạc pin và tháo ra khi tắm gội, bơi lội,…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cấy ghép ốc tai điện tử mà KenShin muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc thường gặp về ốc tai điện tử. Để biết trẻ có thích hợp thực hiện cấy ghép ốc tai điện tử hay không, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *