Mụn bọc là một dạng mụn viêm nặng nhất. Chúng không chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, mụn bọc còn có thể gây đau đớn và tự ti cho những ai chịu ảnh hưởng. Có nhiều phương pháp điều trị đang được áp dụng. Dinh dưỡng cũng được áp dụng vào làm giảm tình trạng này. Vậy bị mụn bọc kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bạn đang đọc: Bị mụn bọc kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Chế độ ăn được biết đến có vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Nhiều người tự hỏi liệu chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến mụn bọc hay không, và nếu có, người bị mụn bọc kiêng ăn hoặc nên ăn gì những gì để giảm tình trạng này. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết phía dưới.
Contents
Mụn bọc là gì?
Trước khi giải đáp cho thắc mắc bị mụn bọc kiêng ăn gì và nên ăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về tình trạng mụn này nhé. Mụn bọc là một dạng mụn trứng cá, là loại mụn viêm nặng nhất, xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Mụn bọc thường có kích thước lớn, sưng đỏ, cứng, đau khi chạm vào và có chứa mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn bọc thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, lưng, ngực, vai.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Mụn bọc có nhiều nguyên nhân được biết đến như là:
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: Chức năng của tuyến bã nhờn là tuyến sản xuất dầu trên da. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, sẽ dẫn đến tích tụ bã nhờn và các tế bào chết trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây mụn bọc.
- Yếu tố di truyền: Mụn bọc cũng có thể có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mụn bọc, bạn cũng có nguy cơ cao bị mụn bọc.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Một số loại mỹ phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn bọc.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bị mụn bọc như ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ uống có ga,…
- Sinh hoạt: Căng thẳng, stress, thiếu ngủ cũng góp phần làm thay đổi nội tiết, từ đó có thể xuất hiện mụn bọc.
Hậu quả khi bị mụn bọc
Mụn bọc có thể gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn bọc có thể gây ra các biến chứng như:
- Mụn bọc có thể bị nhiễm trùng, gây đau, sưng tấy và khó điều trị.
- Khi lành có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Mụn bọc có thể gây viêm nang lông, ảnh hưởng đến nang lông và tóc.
Điều trị mụn bọc
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị tình trạng mụn bọc, cụ thể là:
- Thuốc bôi: Thuốc bôi có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và giúp mụn bọc nhanh lành. Một số loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị mụn bọc bao gồm: Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, thuốc retinoid giúp giảm viêm và kích thích tái tạo da, thuốc benzoyl peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
- Thuốc uống: Thuốc uống có thể giúp điều trị mụn bọc từ bên trong. Một số loại thuốc uống thường được sử dụng để điều trị mụn bọc bao gồm: Thuốc kháng sinh uống: Thuốc kháng sinh uống giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, thuốc Isotretinoin là một loại thuốc mạnh có thể giúp điều trị mụn bọc ở mức độ nặng.
- Công nghệ thẩm mỹ: Một số công nghệ thẩm mỹ có thể giúp điều trị mụn bọc. Lăn kim là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ tác động lên da, giúp tăng cường sản sinh collagen và elastin, giúp da săn chắc và giảm mụn bọc. Hay phương pháp laser là phương pháp sử dụng ánh sáng laser tác động lên da, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
Phòng ngừa mụn bọc ra sao?
Để phòng ngừa mụn bọc, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Tẩy trang kỹ lưỡng trước khi đi ngủ giúp loại bỏ lớp trang điểm và bụi bẩn trên da, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
- Không nặn mụn vì nặn mụn có thể khiến mụn lây lan và gây nhiễm trùng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ uống có ga.
Khi bị mụn bọc kiêng ăn gì?
Bên cạnh các phương pháp điều trị khi bị mụn bọc. Thì câu hỏi thường được nhiều người quan tâm là khi bị mụn bọc kiêng ăn gì. Dưới đây, là một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ và làm trầm trọng hơn khi bị mụn bọc:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng sản xuất bã nhờn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây mụn. Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ nên hạn chế như: Mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào, nướng,…
- Đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và gây mụn. Các loại thực phẩm nhiều đường nên tránh như: Kẹo, bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt, đồ uống có ga, trái cây sấy khô,…
- Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến tình trạng mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm cay nóng bao gồm: Ớt, tiêu, thức ăn nấu với cà ri, lẩu,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng được các nhà khoa học đưa vào nguyên nhân có thể gây ra mụn bọc.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có được nằm quạt không?
Ngoài ra, một số chất kích thích như rượu bia, cà phê cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn bọc.
Khi bị mụn bọc, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm trên để giúp kiểm soát mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.
Ăn gì để cải thiện mụn bọc?
Ngoài việc tránh những thực phẩm có thể hình thành và làm trầm trọng hơn khi mọc mụn bọc. Bạn cần bổ sung những thực phẩm giúp kiểm soát mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Cụ thể là:
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,… Do omega-3 có tác dụng chống viêm, có thể giúp giảm viêm da và tuyến bã nhờn. Nếu bạn tiêu thụ thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển mụn bọc.
- Probiotic thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh và hệ vi sinh vật cân bằng, có liên quan đến việc giảm viêm và giảm nguy cơ phát triển mụn bọc.
- Trà xanh chứa thành phần polyphenol có tác dụng trong giảm viêm và giảm sản xuất bã nhờn. Trà xanh cũng được chiết xuất thành các sản phẩm giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn bọc.
- Chất curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, có thể giúp điều hòa máu. Curcumin còn giúp mờ sẹo, giảm nguy cơ hình thành sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Thực phẩm giàu vi chất, đặc biệt là vitamin A, D, E và kẽm. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng đối với làn da và sức khỏe miễn dịch, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa mụn bọc.
>>>>>Xem thêm: Bị cảm cúm uống Panadol được không? Cần lưu ý gì?
Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng chế độ ăn uống có thể góp phần làm trầm trọng hơn hoặc giúp cải thiện mụn bọc chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn được tình trạng này.
Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo về chủ đề “Mụn bọc kiêng ăn gì và nên ăn gì?”. Nếu bạn có thắc mắc gì khác, hãy liên hệ các bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.