Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến là tình trạng phổ biến mà hầu hết người bị tai biến mạch máu não đều gặp phải. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hít sặc, viêm phổi, khó thở hoặc nguy hiểm nhất là tử vong.
Bạn đang đọc: Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến: Một số phương án điều trị
Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến phổ biến là vậy nhưng không phải bệnh nhân nào cũng hiểu và nắm được thông tin về hiện tượng này. Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về chứng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Contents
Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến là gì?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến có tỷ lệ khá cao, từ 50 – 60% bệnh nhân bị rối loạn nuốt.
Thế nào là rối loạn nuốt?
Nuốt là một quá trình vừa chủ động vừa thụ động của cơ thể, trong đó có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều nhóm cơ cụ thể giúp đẩy thức ăn từ miệng đến dạ dày hiệu quả. Sinh lý nuốt ở người được chia thành 4 giai đoạn chính với giai đoạn đầu là chuẩn bị các hoạt động cắn, nhai, nghiền thức ăn, nhào trộn thức ăn với nước bọt để kết cấu thức ăn mềm, nhuyễn hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa sau đó.
Giai đoạn thứ hai của sinh lý nuốt là giai đoạn miệng, khi này thức ăn sẽ kích thích đến các vùng cảm nhận nuốt phân bố quanh vòm họng và trên các cột hạnh nhân, các xung động theo sợi cảm giác của dây thần kinh V và IX để truyền về trung tâm điều hành nuốt ở não.
Tiếp đến là giai đoạn hầu, ở giai đoạn này, vòm khẩu cái mềm sẽ được kéo lên trên để đóng lại lỗ mũi sau, ngăn chặn việc trào thức ăn vào khoang mũi gây sặc. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn thực quản, các sóng nhu động được điều khiển bởi các dây thần kinh IX, X sẽ đẩy thức ăn từ cổ họng đến dạ dày.
Vậy rối loạn nuốt là gì? Bất cứ rối loạn bất thường nào xảy ra ở các giai đoạn của sinh lý nuốt đều có thể dẫn đến rối loạn nuốt. Tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến có thể khiến thức ăn, nước uống gặp khó khăn trong việc nuốt xuống dạ dày hoặc một phần của thức ăn sẽ bị lọt ra khỏi thực quản, đi vào mũi hoặc khí quản dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến là gì?
Tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến là một trong những biến chứng rất phổ biến. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 52% bệnh nhân tai biến mạch máu não bị rối loạn nuốt sau khi đột quỵ não cấp. Thời gian khoảng 1 tuần sau khi đột quỵ não, tình trạng rối loạn nuốt có thể gặp ở 25 – 30% bệnh nhân và 6 tháng sau đột quỵ não, tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn nuốt là khoảng 11 – 50%.
Tai biến thường gặp khi thức ăn hoặc nước uống bị lọt vào bên trong khí quản dẫn đến tình trạng hít sặc. Bệnh nhân khi này có thể bị ho sặc sụa, co thắt phế quản, khó thở và cuối cùng là dẫn đến nguy cơ tử vong.
Có khoảng 43 – 54% ca rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến gặp phải hiện tượng hít sặc, trong đó có 30% người bệnh hít sặc dẫn đến bệnh viêm phổi. Viêm phổi do nguyên nhân rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến cũng có nguy cơ dẫn đến tử vong, tỷ lệ tử vong khoảng 3 – 6% trong năm đầu mắc bệnh.
Ngoài ra rối loạn nuốt còn gây nên một số biến chứng khác như sụt cân, mất nước, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, làm thay đổi thói ăn ăn uống hàng ngày, tăng nguy cơ trầm cảm và giảm khả năng hội nhập xã hội.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến
Nhận biết sớm tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến là yếu tố quyết định giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng khác có liên quan. Nếu người bệnh đang nằm viện, tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến sẽ được các bác sĩ kiểm tra vận động cơ hầu họng, hoạt động của lưỡi và thực hiện nghiệm pháp GUSS, ứng dụng thang điểm MASA và các biện pháp chẩn đoán can thiệp khác để đánh giá mức độ, tình trạng rối loạn nuốt.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm u bã đậu như thế nào? Biện pháp ngăn ngừa viêm u bã đậu
Trường hợp bệnh nhân đã xuất viện và chăm sóc tại nhà cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên để nhận biết sớm các dấu hiệu của chứng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến. Một số biểu hiện phổ biến để nhận dạng bệnh gồm:
- Khi đang ăn uống, bệnh nhân cảm nhận thức ăn, nước uống trong miệng bị chảy ra ngoài hoặc rơi vãi thức ăn nhiều bất thường. Khi này người bệnh thường xuyên bị chảy nước bọt hoặc nước bọt đọng nhiều bên trong miệng.
- Bệnh nhân bị rối loạn nuốt sau tai biến gặp khó khăn trong cắn, nhai và dùng lưỡi để di chuyển thức ăn, ngậm thức ăn lâu cần phải gắng sức để nuốt thức ăn, khi nuốt thức ăn bị vướng lại trong cổ họng.
- Bệnh nhân bị ho hoặc sặc khi nuốt.
- Thay đổi giọng nói và tốc độ nói sau khi ăn xong.
- Gây ra viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần, sụt cân nhanh không rõ lý do, thói quen ăn uống bị thay đổi.
Phương án điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến
Để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi khi bị rối loạn nuốt sau tai biến cần tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân. Dựa trên đánh giá và kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chữa rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến như kỹ thuật bù trừ, bài tập phục hồi, điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng thủ thuật xâm nhập.
Kỹ thuật bù trừ: Rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến có thể được cải thiện qua kỹ thuật bù trừ với quy trình thực hiện bước đầu là gập cằm trước khi nuốt thức ăn, bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa hoặc đang ngồi, tiến hành xoay mặt về bên bị liệt khi nuốt, nghiêng đầu sang bên lành lặn.
Bài tập phục hồi chức năng: Bài tập dành cho các trường hợp rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến có thể là tập vận động lưỡi, tập phát âm nhanh và mạnh dần, bài tập tăng độ bền của cơ môi và lưỡi hàm,… Các động tác này sẽ giúp các cơ quan tham gia quá trình nhai nuốt thức ăn được linh hoạt hơn.
Thủ thuật điều trị xâm nhập: Tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến có diễn tiến nặng, hầu họng bị liệt và không thể ăn uống được bình thường được chỉ định thực hiện thủ thuật xâm nhập để cải thiện. Bệnh nhân khi này sẽ được cho ăn thông qua cách đặt sonde dạ dày, mở dạ dày qua da bằng phương pháp nội soi,…
Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân bị rối loạn nuốt sau tai biến được kê đơn thuốc Atropin để giảm tiết nước bọt. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm tình trạng khó nuốt, rối loạn nuốt nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Nhân giảm âm Birads 3 là gì? Phân loại và cách điều trị
Mong rằng bài viết trên với những thông tin mà KenShin vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến. Khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị rối loạn nuốt, người nhà nên cắt thức ăn nhỏ, ưu tiên các món ăn mềm, lỏng để bệnh nhân dễ nuốt hơn và liên hệ bác sĩ khi cần.