Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Điều đáng chú ý là triệu chứng nhiễm HPV – virus gây các bệnh về đường sinh dục thường rõ ràng, do đó để biết có nhiễm HPV hay không phải cần tiến hành xét nghiệm HPV.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm HPV là gì? Chi phí bao nhiêu?
Có đến hàng trăm loại virus HPV gây u nhú ở người, do đó xét nghiệm HPV là một biện pháp hiệu quả để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tuy không phải ai nhiễm HPV sinh dục đều dẫn tới ung thư cổ tử cung song nếu chị em để tình trạng nhiễm virus kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, tầm soát, xét nghiệm HPV là việc rất quan trọng trong công tác phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Contents
HPV là gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm HPV là gì, chúng ta cùng điểm qua những thông tin về loại virus HPV.
HPV (Human Papilloma Virus) là loại virus gây u nhú ở người, ảnh hưởng nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Theo thống kế y tế có đến khoảng 100 loại HPV, phần lớn đều không có hại và sẽ tự khỏi mà bạn không cần phải đi điều trị. Bên cạnh đó, có 40 loại HPV có khả năng gây ra những bệnh về đường sinh dục và hậu môn. Đáng chú ý là có khoảng 15 loại virus HPV được xếp vào danh sách “nguy cơ cao” đưa đến nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư cổ tử cung, hậu môn lẫn các bộ phận sinh dục khác.
Virus HPV gây ra những bệnh nhiễm trùng với đường lây truyền chính là qua đường tình dục hoặc khi có tiếp xúc da kề da. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các chủng HPV đó là tiêm vắc xin.
HPV có lây không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, virus HPV rất dễ lây lan, nhất là tiếp xúc da kề da như quan hệ tình dục (đường âm đạo, hậu môn và miệng). Ngoài ra, HPV cũng có thể lây nhiễm trong trường hợp chúng tiếp xúc với màng nhầy (miệng, môi, hậu môn, các bộ phận của cơ quan sinh dục) hay khi da có vết nứt (vết rách âm đạo…).
Theo ước tính, phần lớn người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm HPV vào thời điểm nào đó, có thể có triệu chứng rõ ràng hoặc không. Bác sĩ khuyến cáo bạn khi quan hệ tình dục nên dùng bao cao su đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
Xét nghiệm HPV là gì?
Như đã đề cập bên trên, xét nghiệm HPV là biện pháp hiệu quả giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một trong hai loại xét nghiệm HPV sau:
Xét nghiệm Pap
Loại xét nghiệm HPV Pap áp dụng cho chị em trong độ tuổi từ 21. Bác sĩ sẽ soi tế bào cổ tử cung dưới kính hiển vi để phát hiện có các tế bào rỗng hay không. Nếu có thì bạn đã nhiễm virus HPV.
Xét nghiệm HPV
Với loại xét nghiệm HPV này, phụ nữ từ 30 tuổi có thể kết hợp xét nghiệm Pap để phát hiện virus HPV gây nhiễm trùng, hoặc đưa đến ung thư.
Bệnh nhân lưu ý, xét nghiệm HPV chỉ tiến hành theo chỉ định của bác sĩ để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng lây nhiễm HPV. Bên cạnh đó, xét nghiệm HPV còn để xác định được loại HPV gây bệnh. Ngoài xét nghiệm HPV, chị em cũng có thể làm bổ sung các phương pháp cần thiết khác, điển hình là siêu âm, soi cổ tử cung,…
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ giúp bé phát triển toàn diện?
Tại sao nên làm xét nghiệm HPV?
Cần nói ngay rằng không thể khẳng định có mắc ung thư hay không thông qua xét nghiệm HPV, tuy nhiên từ kết quả thu được qua xét nghiệm này, các bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá được nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nói cách khác, xét nghiệm HPV giúp bác sĩ phát hiện nhanh chóng có hay không có sự tồn tại của loại virus HPV gây nên ung thư cổ tử cung.
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm HPV chỉ nên thực hiện đối với phụ nữ trên 30 tuổi. Phụ nữ dưới độ tuổi này không khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV vì virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục (ngoài đường tình dục còn có thể dễ dàng lây truyền qua da và niêm mạc). May mắn là nhiễm trùng HPV có thể tự khỏi, do đó chị em nên tuân thủ các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo liệu trình của bác sĩ để phòng ngừa quá trình đưa đến ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV bao gồm những quy trình gì?
Xét nghiệm HPV thông thường được tiến hành đồng thời cùng xét nghiệm Pap để thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mẫu để phát hiện bất thường hoặc đánh giá có hay không sự tồn tại của tế bào ung thư.
Bệnh nhân sẽ được khám sản phụ khoa trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng đưa vào âm đạo, giúp âm đạo mở rộng để việc lấy mẫu tế bào trong cổ tử cung được thuận lợi. Quy trình lấy mẫu đơn giản, nhanh chóng, bệnh nhân không cảm giác bị đau đớn hay khó chịu.
Xét nghiệm HPV có giá bao nhiêu?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đi xét nghiệm HPV. Việc xét nghiệm HPV hiện nay rất dễ dàng vì có rất nhiều phòng khám, bệnh viện tư triển khai loại xét nghiệm này. Do đó, chị em cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình địa chỉ uy tín, đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại để giúp nhận được kết quả chính xác nhất.
Thông thường xét nghiệm HPV sẽ kết hợp đồng thời với khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung,… Tùy theo nhu cầu của bản thân, chị em có thể lựa chọn gói sàng lọc, xét nghiệm cơ bản hoặc nâng cao. Giá xét nghiệm HPV tùy từng nơi, tùy lựa chọn dịch vụ của chị em mà dao động khoảng từ vài trăm ngàn đồng đến hơn 1 triệu đồng.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ám ảnh cân nặng (Weight Obsession Disorder) là gì?
Tóm lại, virus HPV là loại virus phổ biến gây ra các bệnh về đường sinh dục. mặc dù chủng HPV nhiều loại là vô hại, không có triệu chứng, có thể tự khỏi nhưng vẫn có những loại có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung cùng nhiều bệnh lý khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa là chị em nên khám phụ khoa định kỳ, kết hợp làm xét nghiệm HPV để đánh giá tình hình sức khỏe đường sinh dục để bảo vệ bản thân lẫn bạn đời.