Có thể thấy ngày nay vật lý trị liệu phục hồi chức năng đang là phương pháp được nhiều người áp dụng nhằm giúp điều trị thể chất cũng như các loại bệnh lý. Nhưng để hiểu rõ khái niệm của phương pháp này, đối tượng áp dụng là những ai và tác dụng của phương pháp này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Bạn đang đọc: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì? Một số đối tượng áp dụng
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì? Để từ đó có thể áp dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Contents
Thế nào là vật lý trị liệu phục hồi chức năng?
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng được xem là phương pháp điều trị bệnh, có thể giải quyết được các vấn đề về bệnh lý mà không cần dùng qua thuốc, không qua phẫu thuật hay các thực phẩm chức năng bổ trợ khác.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh bằng các tác nhân vật lý như xoa bóp, nhiệt, tia cực tím,… giúp cho những bệnh nhân đang gặp khó khăn trong hoạt động sinh hoạt đời thường, đau nhức xương khớp, tê tay, tê chân, sau tai nạn, phẫu thuật,… Chính vì vậy mà phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng được khuyên dùng nhằm mang lại sức khỏe và nhiều lợi ích cho người áp dụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn lầm tưởng rằng phương pháp này giống nhau nhưng thực chất vật lý trị liệu lại là một nhánh nhỏ của phục hồi chức năng:
- Vật lý trị liệu: Sử dụng các hình thức chữa trị như sóng âm, nhiệt, xoa bóp, ánh sáng, chườm nóng,… không cần phải dùng thuốc. Có hai hình thức vật lý trị liệu phổ biến là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động.
- Phục hồi chức năng: Với quy mô rộng hơn bao gồm cả vật lý trị liệu, sử dụng kỹ thuật y học, là sự kết hợp từ giáo dục, tâm lý học, kinh tế học, giao tiếp,… nhằm giúp phục hồi các chấn thương do đột quỵ, tai biến, khuyết tật…
Đối tượng nào được áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng?
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng nên được áp dụng đúng đối tượng nhằm giúp đạt kết quả tốt hơn:
- Những người già, tuổi tác ngày càng cao, ít vận động, đề kháng kém, cơ thể yếu đi, hoạt động, sinh hoạt kém hiệu quả.
- Các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi, hen,…
- Người mắc các bệnh như thoát vi đĩa đệm, cột sống lưng, cột sống cổ, thoái hoá xương khớp, viêm cột sống,…
- Đau khớp, viêm xương khớp sau khi vận động, thể thao, làm việc nặng khiến cơ thể bị chấn thương, xương khớp không hoạt động linh hoạt.
- Bệnh nhân sau tai biến sau khi đã ổn định sức khỏe nên tập luyện phục hồi chức năng sớm càng tốt, giúp người bệnh nhanh chóng di chuyển, sinh hoạt bình thường.
- Người bị tổn thương thần kinh – cơ như bại não, tai nạn gây chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống hay viêm màng não,…
- Dị tật bẩm sinh hoặc di truyền.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật liên quan đến dây chằng, khớp gối, thần kinh cột sống nên áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp sức khỏe tốt lên nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
- Những người thường xuyên tăng huyết áp, mắc bệnh đau dạ dày, đái tháo đường mãn tính.
- Chứng tự kỷ, trầm cảm, stress, ngại giao tiếp hoặc không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Trên đây là một số đối tượng phổ biến được chỉ định áp dụng để điều trị phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, ngoài những đối tượng trên thì người hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đau đầu,… cũng có thể được chữa trị bằng phương pháp này để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nhưng để an toàn chúng ta cần thăm khám qua bác sĩ để hiểu rõ tình trạng bệnh như thế nào và có nên áp dụng phương pháp này hay không.
Tìm hiểu thêm: Những tác dụng phụ của thuốc Metformin, lưu ý khi dùng thuốc
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng mang lại tác dụng gì?
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng có vai trò quan trọng cho những đối tượng đang áp dụng để điều trị bệnh , được các bác sĩ đánh giá cao hiệu quả bởi tác dụng mà nó mang lại, tuỳ vào mục đích chữa trị, mà chúng ta không thể không kể đến các tác dụng chính của phương pháp này:
Cải thiện khả năng phục hồi cơ thể
Với những tình trạng bệnh lý như xương khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, tai nạn hay sau phẫu thuật… sức khỏe cũng như khả năng phục hồi sẽ giảm dần nếu không chữa trị kịp thời cũng như lựa chọn phương pháp không phù hợp với tình trạng bệnh. Chính vì vậy mà liệu pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ là người bạn đồng hành cùng bệnh nhân giúp người bệnh nhận thấy rõ tác dụng mang lại từ vài ngày đầu tập luyện, các cơ xương, sức khỏe bên trong cơ thể cũng dần được cải thiện, nâng cao mỗi ngày, người bệnh dễ dàng đi vào các hoạt động, sinh hoạt bình thường như bao người.
Không cần phải dùng qua các loại thuốc giảm đau
Việc sử dụng phương pháp này bằng các tác nhân vật lý như xoa bóp, sóng âm, điều trị bằng nhiệt, nước, công cụ hỗ trợ hay sử dụng các kỹ thuật y học, tránh tình trạng phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, giúp kích thích cơ thể tự chữa trị, dần cải thiện tình trạng bệnh. Kèm theo đó phương pháp này còn hạn chế việc đau nhức cơ thể, làm giảm đau an toàn, hiệu quả khi điều trị mà không cần sử dụng thuốc, qua đó cơ thể sẽ khỏe hơn, tránh các trường hợp bị tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Thời gian chữa trị được rút ngắn
Phần lớn những bệnh nhân chọn áp dụng chữa trị theo phương pháp này thường sẽ có kết quả từ những bài tập đầu tiên, khả năng tự phục hồi nhanh chóng theo từng ngày nếu áp dụng các bài tập đúng và phù hợp với tình trạng bệnh lý, rút ngắn thời gian chữa trị giúp người bệnh không mất quá nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao hiệu quả bởi có sự hỗ trợ của các thiết bị, công cụ điều trị hiện đại, tân tiến.
Phương pháp an toàn, tập trung vào điểm cần điều trị
Quá trình điều trị được thực hiện bên ngoài, không phẫu thuật hay tác động vào trong cơ thể, tạo cảm giác an toàn cho người bệnh. Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không điều trị ảnh hưởng qua các vùng khác mà chỉ tập trung vào điểm cần điều trị, đúng bệnh lý gặp phải, vì vậy những buổi tập luyện sẽ được nâng cao hiệu quả, tình trạng bệnh từ đó ổn định hơn, tâm trạng bệnh nhân phần nào cũng cảm thấy thoải mái, sức khỏe dần hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Cắt tuyến mang tai có gây nguy hiểm cho dây thần kinh số VII không?
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được các thắc mắc của nhiều người, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn đúng về phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để từ đó biết được các đối tượng nào nên áp dụng cũng như tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe của chúng ta.