Chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Chụp X quang là kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh được áp dụng phổ biến. Xung quanh kỹ thuật này, còn rất nhiều điều khiến người bệnh băn khoăn. Một trong số đó là chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Bạn đang đọc: Chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Chụp X quang là kỹ thuật cận lâm sàng được áp dụng rất phổ biến, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị, đánh giá sau điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này là chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Chụp X quang là gì?

Kỹ thuật chụp X quang được ra đời từ năm 1895. Đến nay, nó đã trở thành một kỹ thuật phổ thông, được áp dụng ở hầu hết cơ sở y tế các tuyến. Nguyên lý chụp X quang là tia X phát ra từ máy chụp X quang chiếu xuyên qua cơ thể người bệnh để phản ánh lại các cấu trúc, bộ phận bên trong cơ thể. Hình ảnh các cấu trúc và bộ phận này được ghi lại trên phim chụp X quang, giúp các bác sĩ có thể quan sát dễ dàng những hình ảnh mà bằng mắt thường không nhìn thấy được.

Qua phim chụp, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổn thương của các cấu trúc, bộ phận được chụp (nếu có). Đây cũng là căn cứ để bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu hay kỹ thuật chẩn đoán bệnh khác để đưa ra kết luận bệnh chính xác.

Chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán bệnh qua hình ảnh rất phổ biến

Khi nào cần chụp X quang?

Trước khi giải đáp thắc mắc chụp X quang có cần cởi quần áo không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi nào người bệnh cần chụp X quang. Thông thường, người bệnh chụp X quang sau khi có chỉ định của bác sĩ. Chụp X quang có thể tiến hành trên hầu hết các cơ quan, bộ phận của cơ thể, từ xương, khớp, phổi cho đến tử cung,… Các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh chụp X quang để kiểm tra, đánh giá các vấn đề như:

  • Chụp X quang đầu để đánh giá các bệnh lý về xoang, chấn thương sọ não, tổn thương hệ xương,…
  • Tình trạng bất thường liên quan đến xương khớp như gãy xương, viêm khớp, loãng xương, nhiễm trùng xương,…
  • Chụp X quang răng để phát hiện các tình trạng áp xe răng, sâu răng, mọc răng khôn,…
  • Chụp X quang cột sống để đánh giá độ cong bất thường của cột sống, gãy, nứt xương cột sống, thoái hóa,…
  • Kiểm tra, phát hiện các bất thường ở phổi như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng phổi, áp xe phổi, ung thư phổi,…
  • Kiểm tra các vấn đề tim mạch như bệnh suy tim, tâm phế mạn,…
  • Chụp X quang tuyến vú giúp phát hiện sớm ung thư vú.
  • Chụp X quang tử cung vòi trứng để phát hiện các bất thường ở tử cung, vòi trứng nhằm tìm ra nguyên nhân khó có con, vô sinh, sảy thai nhiều lần ở nữ giới,…

Chụp X quang có cần cởi quần áo không?

Khi nào cần chụp X quang do các bác sĩ quyết định

Chụp X quang có phải cởi quần áo không?

Chụp X quang có cần cởi quần áo không là thắc mắc của hầu hết phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ lo ngại kỹ thuật viên chụp X quang sẽ là nam giới. Với câu hỏi này, các bác sĩ cho rằng có cần cởi quần áo hay không phụ thuộc vào vị trí người bệnh cần chụp X quang. Ví dụ, nếu cần chụp X quang tuyến vú, phụ nữ cần cởi áo. Nếu cần chụp X quang tử cung vòi trứng, phụ nữ cần cởi quần và mặc váy chuyên dụng vì trước khi chụp cần bơm thuốc cản quang vào tử cung.

Hầu hết các trường hợp chụp X quang khác, bệnh nhân không cần cởi quần áo. Khi chụp X quang tim phổi, phái nữ cần cởi áo ngực nhưng có thể mặc áo mỏng theo quy định hoặc áo chuyên dụng của các cơ sở y tế. Khi chụp X quang chân, người bệnh có thể mặc áo bình thường. Nếu chụp X quang ở lưng, người bệnh không được mặc trang phục có nút kim loại hay khóa kéo sau lưng,…

Ngoài các quy định về quần áo, kỹ thuật viên cũng sẽ yêu cầu người bệnh cởi các phụ kiện hay trang sức kim loại để tránh bị nhiễu phim. Việc quy định cởi bỏ áo ngực, mặc quần áo mỏng hoặc mặc trang phục chuyên dụng nhằm đảm bảo hình ảnh chụp X quang rõ nét, độ chính xác cao. Điều này mang đến sự thuận lợi cho bác sĩ khi chẩn đoán, theo dõi bệnh và cũng hạn chế được trường hợp phải chụp X quang lại.

Tìm hiểu thêm: Ăn cóc có nổi mụn không? Tác dụng của trái cóc đối với sức khỏe

Chụp X quang có cần cởi quần áo không?
Không phải lúc nào chụp X quang cũng cần cởi quần áo

Nên mặc gì khi đi chụp X quang?

Khi đã biết chụp X quang có cần cởi quần áo không và trường hợp nào cần cởi quần áo, bệnh nhân có thể lựa chọn những trang phục phù hợp để mình thấy tự nhiên và thoải mái hơn. Trước khi đi chụp X quang, người bệnh nên chủ động chọn trang phục thiết kế đơn giản, mỏng, rộng rãi. Những trang phục bó sát, quá dày, khó mặc vào hay cởi ra đều không phù hợp. Trang phục thiết kế phức tạp khiến bạn mất nhiều thời gian khi cần thay trang phục chuyên dụng.

Nếu cần chụp X quang chân, người bệnh nữ có thể mặc quần ống rộng hoặc mặc váy, bệnh nhân nam có thể mặc quần đùi để dễ dàng kéo lên khi chụp. Nếu cần chụp X quang cơ quan sinh dục, nữ giới có thể mặc váy. Trong trường hợp cần chụp vùng xương chậu, bệnh nhân nên lưu ý mặc các loại quần mỏng, không có khuy hoặc khóa kim loại. Tùy từng vị trí chụp X quang, bạn có thể chọn trang phục phù hợp trước khi đến cơ sở y tế. Có những trường hợp trang phục người bệnh mặc đảm bảo yêu cầu, bệnh nhân không nhất thiết phải thay trang phục.

Người bệnh cần lưu ý, kỹ thuật viên chụp X quang yêu cầu cởi áo ngực hoặc thay trang phục là điều hết sức bình thường. Khám bệnh là việc làm cần thiết nên hãy gạt bỏ những ngại ngùng, lo lắng không đáng có. Người bệnh nên phối hợp và tuân thủ quy định để quá trình chụp X quang diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Chụp X quang có cần cởi quần áo không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về những tác dụng phụ của thuốc Avodart

Tuân thủ quy định về trang phục để hình chụp X quang rõ nét nhất

Tóm lại, chụp X quang có cần cởi quần áo không tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các kỹ thuật viên sẽ luôn đảm bảo tôn trọng tối đa sự riêng tư của người bệnh. Người bệnh cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn để phim chụp có kết quả chính xác nhất, hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, theo dõi bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *