Truyền máu và những điều bạn cần biết

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân buộc phải thực hiện truyền máu bởi cơ thể đang thiếu hụt máu nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào là thắc mắc nhiều người đặt ra.

Bạn đang đọc: Truyền máu và những điều bạn cần biết

Máu và những chế phẩm từ máu từ lâu đã trở thành “phương tiện cứu người”. Trong những trường hợp khẩn cấp, khi bệnh nhân mất máu quá nhiều, truyền máu tương hợp là cách cấp cứu tốt nhất. Vậy liệu bản thân khi thiếu máu sẽ phải gặp những nguy hiểm gì? Quá trình tiếp máu ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Thiếu máu có nguy hiểm không?

Cơ thể luôn tồn tại tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu và hồng cầu. Chúng đều là các tế bào máu quyết định đến sự sống của chúng ta. Trong đó bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng, tiểu cầu giúp cầm máu, hồng cầu sẽ mang oxy đi khắp cơ thể. Riêng hồng cầu được sản xuất trong tủy xương và nếu số lượng hồng cầu thấp không đáp ứng được nhu cầu oxy đến các mô của cơ thể thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu.

Truyền máu và những điều bạn cần biết

Thiếu máu đe doạ đến tính mạng con người

Những bệnh nhân phải can thiệp truyền máu đa phần do mắc phải thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng này:

  • Ảnh hưởng của bệnh mãn tính: Một số loại bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm cấp tính đều cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Mất máu: Quá trình chảy máu như bị rong kinh, xuất huyết tiêu hoá, tai nạn va chạm khiến cơ thể bị tổn thương sâu sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều máu.
  • Thiếu sắt và vitamin: Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng thiếu chất sắt cùng các loại vitamin như vitamin B12 sẽ khiến cơ thể giảm sản xuất hồng cầu. Đặc biệt nếu bạn đang phải sử dụng thuốc điều trị như aspirin, giảm đau có thể làm thiếu hụt sắt nghiêm trọng.
  • Di truyền: Có một số bệnh nhân mang sẵn sự bất thường trong các tế bào máu. Họ có thể bị tan máu bẩm sinh, sở hữu hemoglobin khiếm khuyết nên đã mắc thiếu máu ngay từ khi sinh ra.

Thiếu máu dù do nguyên nhân gì đều thực sự nguy hiểm với sức khỏe. Cơ thể dường như bị “ăn dần ăn mòn” khi không đủ máu cung cấp cho hoạt động của các cơ quan. Lúc này tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ xảy ra, lâu dần tim bị suy yếu. Những mẹ bầu thiếu máu có thể phải sinh non và đối diện với nhiều rủi ro khi “vượt cạn”. Đặc biệt nếu thiếu máu quá lớn trong một khoảng thời gian ngắn mà không thể hồi phục kịp thời thì đối tượng dễ tử vong hơn hết.

Truyền máu và những điều cần biết

Thiếu máu có nhiều phương pháp để điều trị tuy nhiên với trường hợp đe dọa đến khả năng sống do mất máu quá lớn, truyền nhóm máu phù hợp với bệnh nhân là biện pháp cấp cứu an toàn và hiệu quả nhất. Vậy nên có thể hiểu những đối tượng phải điều trị chấn thương, phẫu thuật, rối loạn chảy máu hay phải điều trị các bệnh cần huyết tương, tiểu cầu, hồng cầu chính là nhóm người cần truyền máu. Lúc này máu hoặc các chế phẩm của máu được bảo quản ở ngân hàng máu bệnh viện sẽ được truyền theo đường tĩnh mạch vào cơ thể người nhận.

Truyền máu và những điều bạn cần biết

Truyền máu được chỉ định trong một số trường hợp nhất định

Nguyên tắc truyền máu là không được để tình trạng kháng thể gặp phải kháng nguyên tương ứng trong cơ thể. Vậy nên phải xét nghiệm máu của bệnh nhân thật chính xác. Nhóm máu O được cho là loại máu “chuyên cho”. Những ai có nhóm máu A, B hay AB đều nhận được nhóm máu này. Tuy nhiên người mang máu O chỉ nhận máu cùng nhóm.

Ngược lại nhóm máu AB được gọi là nhóm máu “chuyên nhận”. Bạn sở hữu nhóm máu AB thì đều có thể nhận được máu từ tất cả các nhóm khác nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu. Ngoài ra nhóm máu A có thể nhận máu từ người có nhóm máu O hoặc A. Người nhóm máu B có thể nhận máu từ người có nhóm máu O hoặc B.

Tuy nhiên có một số đối tượng thuộc nhóm máu hiếm. Họ có nhóm máu RH(-) gặp nhiều rủi ro hơn trong cuộc sống. Bởi họ chỉ nhận được máu từ người có cùng nhóm máu hiếm này. Hiện nay tại các bệnh viện đã có những phương án chuẩn bị trong trường hợp xảy ra ca bệnh cần máu hiếm nhưng số lượng tích trữ vẫn còn hạn chế.

Vậy bác sĩ chỉ định truyền máu toàn phần và các chế phẩm của máu như thế nào?

  • Máu toàn phần: Đây là máu được lấy từ người hiến máu, không qua xử lý. Trường hợp này chỉ dành cho các ca bệnh mất máu mức độ nặng có đi kèm tụt huyết áp, bệnh nhân phải truyền thay máu hay trẻ sơ sinh bị thiếu máu tan huyết.
  • Khối hồng cầu: Bệnh nhân mất máu mãn tính được chỉ định để truyền hồng cầu. Việc truyền hồng cầu sẽ làm tăng lượng hemoglobin và tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.
  • Khối hồng cầu rửa: Được chỉ định truyền cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với huyết tương hay bị ban xuất huyết sau mất máu.
  • Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu: Chế phẩm này được chỉ định cho bệnh nhân truyền tiểu cầu nhưng không hiệu quả.
  • Khối tiểu cầu: Bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết thì phải truyền tiểu cầu.
  • Huyết tương đông lạnh: Các trẻ sơ sinh xuất huyết do thiếu vitamin K hay bệnh nhân cần máu với lượng lớn trong vòng 24 giờ cần truyền huyết tương đông lạnh.

Tìm hiểu thêm: Điếc có di truyền không? Làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh?

Truyền máu và những điều bạn cần biết
Nguyên tắc truyền máu là không được để tình trạng kháng thể gặp phải kháng nguyên tương ứng

Quy trình truyền máu ra sao?

Máu được truyền cho bệnh nhân là loại máu chất lượng nhất, các đối tượng hiến máu luôn trong trạng thái sức khỏe tốt và không hề mắc bệnh truyền nhiễm. Sau đó máu được xử lý, bảo quản ở ngân hàng máu để cung cấp cho đối tượng cần dùng. Máu được truyền luôn tuân thủ quy trình:

  • Chuẩn bị: Trước khi thực hiện truyền chế phẩm máu hay máu, bạn được kiểm tra nhóm máu của mình. Điều này đảm bảo máu của người nhận tương thích với máu người cho.
  • Quá trình truyền máu: Máu sẽ được truyền đi từ túi nhựa qua kim truyền đi vào tĩnh mạch và vào cơ thể. Bệnh nhân giữ tư thế nằm, ngồi dưới sự giám sát bởi nhân viên y tế trong quá trình nhận máu. Nếu xảy ra bất kỳ phản ứng bất thường nào buộc phải báo cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
  • Sau khi truyền: Ngay sau khi máu đã truyền xong, bác sĩ gỡ kim truyền. Các vị trí xung quanh kim truyền sẽ xuất hiện các vết bầm tuy nhiên chúng sẽ biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên tuyệt đối không chủ quan, hãy quan sát bản thân xem có những triệu chứng bất thường nào xảy ra hay không để báo ngay với bác sĩ.

Thực tế truyền hay hiến máu đều không cần yêu cầu thao tác quá phức tạp. Nhưng buộc phải tuân thủ quy trình xét nghiệm, ngăn ngừa các biến chứng tốt nhất để bảo đảm sức khỏe cho cả người cho và người nhận máu.

Truyền máu và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Thuốc mê là gì? Cơ chế tác dụng của thuốc mê

Quy trình truyền máu phải đảm bảo an toàn

Trên đây là những chia sẻ về truyền máu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về mức nguy hiểm của thiếu máu và có cho bản thân những sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình hiến hay nhận máu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *