Thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ: An toàn và rủi ro?

Chọc dò dịch não tuỷ là một phương pháp được các chuyên gia đánh giá nhiều ưu điểm và tương đối an toàn. Hãy cùng các chuyên gia sức khoẻ tìm hiểu những thông tin trong bài viết bên dưới để có cái nhìn cụ thể về kĩ thuật chọc dịch não tuỷ nhé!

Bạn đang đọc: Thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ: An toàn và rủi ro?

Chọc dịch não tủy (Lumbar Puncture – LP) là thủ tục chẩn đoán một số tình trạng sức khỏe của cơ thể. Kỹ thuật này được thực hiện ở vùng thắt lưng của người bệnh, chọc lấy dịch, mang đi xét nghiệm nhằm xác định những thay đổi của dịch não tủy trong các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.

Kỹ thuật chọc dịch não tủy là gì?

Dịch não tủy (Cerebrospinal Fluid – CSF) được tìm thấy trong não và tủy sống là một chất dịch trong suốt, không màu. Chúng có chức năng là bảo vệ hệ thần kinh trung ương bảo vệ khỏi các tấn công bên ngoài, đảm bảo tuần hoàn của các dịch thần kinh, hormon, kháng thể và bạch cầu. Ngoài ra dịch não tủy còn tham gia vào quá trình điều chỉnh pH và điện giải.

Thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ: An toàn và rủi ro?

Thủ thuật chọc dịch não tủy

Trong quá trình chọc dịch não tủy, thường là vị thí thắt lưng (Khoảng liên đốt L3 – L4 hay L4 – L5), một cây kim sẽ được đưa vào khoảng trống giữa hai xương thắt lưng (đốt sống) để lấy mẫu dịch não tủy.

Có 2 tư thế trong quá trình chọc dịch não tủy tại vùng thắt lưng:

  • Tư thế ngồi: Bệnh nhân được cho ngồi trên ghế, chân đặt sang hai bên, mặt hướng về phía vai ghế, tay khoanh vào nhau đặt lên vai ghế, cúi đầu đặt trên hai tay. Tuy nhiên, tư thế ngồi có nguy cơ xảy ra tai biến cao nên ít được áp dụng.
  • Tư thế nằm: Bệnh nhân được nằm nghiêng về một bên, cong lưng quay ra phía bác sỹ nằm sát mép giường và đầu gối gập sát vào ngực.

Có một lưu ý khi thực hiện thủ thuật là người bệnh không nhúc nhích trong quá trình thực hiện. Trường hợp người bệnh đang có tư thế nằm không được dễ chịu, hoặc cần cử động với bất kì lý do nào hãy cho bác sĩ biết tình trạng của bạn. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, người thân sẽ giúp giữ yên trẻ trong suốt quá trình thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân hồi hộp do bệnh về tim không phải ai cũng biết

Thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ: An toàn và rủi ro?
Tư thế trong quá trình chọc dịch não tủy

Tại sao thực hiện thủ thuật chọc dịch não tủy?

Dịch não tủy sẽ có các thay đổi tương ứng khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Vì vậy, tiến hành xét nghiệm dịch não tủy thu được có thể giúp chẩn đoán một số bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương bao gồm viêm màng não, viêm não,…
  • Bệnh ung thư có liên quan đến tủy sống hoặc não.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh đa sơ cứng, viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên, hội chứng chèn ép tủy, hội chứng tăng áp lực nội sọ,…
  • Tai biến mạch máu não: Với trường hợp nghi ngờ chảy máu dưới nhện sau khi chụp CT, tiến hành chọc dịch não tủy để xác định chẩn đoán.
  • Bệnh lý thần kinh chưa rõ nguyên nhân: Co giật, động kinh, lú lẫn hoặc rối loạn ý thức,…

Ngoài ra, chọc dịch não tủy còn dùng để điều trị trong các trường hợp như tiêm thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống ung thư, gây tê tủy sống hoặc lấy dịch não tủy trong hội chứng não úng thủy…

Chọc dịch não tủy có nguy hiểm không?

Chọc dịch não tủy là thủ thuật được thực hiện thường xuyên tại khu cấp cứu. Bệnh nhân mặc dù có thể cảm thấy hơi lo ngại tuy nhiên thủ thuật này thực ra khá an toàn, không có vấn đề gì trong quá trình thực hiện và cơ bản là không gây kết quả bất lợi.

Các biến chứng vẫn xảy ra tuy nhiên thường sẽ chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị rối loạn xuất huyết trước đó và rất hiếm xảy ra điều này.

Mặc dù chọc dịch tủy sống thường được công nhận là khá an toàn nhưng vẫn sẽ tiềm ẩn một số rủi ro khác bao gồm:

Đau đầu: Có khoảng 25% bệnh nhân được chọc dò dịch não tủy sẽ bị đau đầu sau đó. Nguyên nhân được cho là phần chất lỏng rò rỉ sẽ đi vào các mô lân cận. Triệu chứng điển hình là xuất hiện cơn đau đầu sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi làm thủ thuật và có thể kéo dài đến một tuần hoặc hơn. Thường kèm theo buồn nôn, nôn và chóng mặt. Triệu chứng đau hơn thường xuất hiện khi ngồi hoặc đứng và giảm đi khi nằm xuống.

Thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ: An toàn và rủi ro?

>>>>>Xem thêm: Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau khi chọc dịch não tủy

Khó chịu hoặc đau lưng: Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy đau hoặc nhức ở lưng dưới và cơn đau có thể lan xuống phía sau chân.

Chảy máu: Có thể xảy ra gần vị trí đâm thủng. Tuy nhiên ở khoang ngoài màng cứng, chảy máu lại hiếm khi xảy ra

Thoát vị thân não: Đây là một biến chứng hiếm gặp, chèn ép thân não do bị chiếm không gian ngay sau khi lấy dịch não tủy nguyên nhân được cho là áp lực tăng lên trong hộp sọ do khối u não hoặc tổn thương. Ngăn ngừa biến chứng này, thường được thực hiện trước khi chọc dò tủy sống để tìm bất kỳ dấu hiệu nào của tổn thương chiếm chỗ dẫn đến tăng áp lực nội sọ tiến hành chụp CT hoặc chụp MRI.

Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, nếu xuất hiện những triệu chứng sau người bệnh cần nhanh chóng quay lại bệnh viện:

  • Sốt hoặc cảm giác ớn lạnh;
  • Cổ cứng – đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng;
  • Thoát dịch hoặc chảy máu từ vị trí chọc dò;
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội;
  • Cảm giác tê hoặc mất sức ở chân.

Như vậy có thể thấy chọc dịch não tủy là một thủ thuật tương đối an toàn, ít gây biến chứng nghiêm trọng. Hơn thế nữa, thì đây là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi nhiều bệnh thần kinh, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *