Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phù nề dạ dày là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam, nơi có tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) cao. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bạn đang đọc: Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nếu bệnh phù nề dạ dày không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không chỉ cơn đau dạ dày kéo dài vài ngày mà còn có thể xảy ra các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến phù nề dạ dày

Phù nề dạ dày có thể là viêm dạ dày xung huyết hoặc viêm loét dạ dày,… Tình trạng này được chẩn đoán xác định trên nội soi dạ dày cho những hình ảnh phù nề. Một số nguyên nhân gây bệnh đáng kể đến như:

  • Xoắn khuẩn Helicobacter Pylori được cho là nguyên nhân chính gây phù nề dạ dày và gây loét dạ dày tá tràng. Tỷ lệ nhiễm chung của người dân Việt Nam với tỷ lệ khoảng 70%.
  • Nguyên nhân do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc giảm đau và thuốc chống viêm mà bệnh nhân sử dụng.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp, uống quá nhiều rượu hoặc bia và hút thuốc cũng có thể khiến phù nề dạ dày và xung huyết ngày càng nhiều.
  • Ở Việt Nam người ta cho rằng, căng thẳng stress từ công việc và cuộc sống cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh dạ dày.
  • Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến còn do bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính về phổi, thận, gan,… cũng gây ra phù nề dạ dày và viêm loét.

Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân có thể gây phù nề dạ dày

Triệu chứng của phù nề dạ dày

Tình trạng phù nề dạ dày có thể xuất hiện những triệu chứng kéo dài và trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ không để ý, có thể bỏ qua. Đến khi triệu chứng trở nên nặng hơn, các cơn đau dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Bệnh nhân bị phù nề dạ dày thường có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng: Đau vùng thượng vị, thường xảy ra trước, trong và sau bữa ăn. Lúc đầu, nó chỉ là một cơn đau âm ỉ ở vùng rốn, nhưng dần dần nó giống như một cơn đau quặn.
  • Ợ hơi, ợ chua: Cảm giác ợ hơi, ợ chua sau bữa ăn, kèm theo nóng rát vùng xương ức.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng phù nề dạ dày kéo dài khiến cho người bệnh thường bị buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, chán ăn hoặc bỏ bữa.
  • Xuất huyết dạ dày: Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Xuất huyết tiêu hóa có thể dẫn đến tử vong nếu không cầm máu kịp thời.

Chú ý: Không tự ý dùng thuốc giảm đau. Khi tần suất xuất hiện cơn đau nhiều hoặc xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ra máu và đi ngoài phân đen,… cần đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức, không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Tìm hiểu thêm: Có thể uống thuốc Duphaston khi mang thai không?

Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Không giảm đau khi người bệnh đang đau, vì sẽ khiến cho bác sĩ nhầm lẫn khi thăm khám

Cách phòng ngừa phù nề dạ dày hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng phù nề dạ dày, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn ngọt, cay và đồ uống có ga. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn rau, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng thực phẩm chế biến hạn chế chiên xào, ít dầu mỡ: Sử dụng những thực phẩm chế biến bằng hấp, luộc cũng rất có lợi cho sức khỏe dạ dày, đặc biệt đối với bệnh nhân bị phù nề dạ dày. Đồng thời, sử dụng thực phẩm nhiều hàm lượng protein giúp làm lành các vết sẹo do loét dạ dày lâu năm gây ra. Các loại thực phẩm có thể cân nhắc bao gồm thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, đậu nành và sữa ít béo.
  • Không nên dùng các chất kích thích: Tránh thuốc lá, cà phê, rượu và đồ uống chứa caffein vì chúng có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày lên mức cao nhất. Ngoài ra, đồ uống thuộc nhóm này còn kích thích tuần hoàn máu và khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
  • Tránh ăn quá nhiều và quá sớm: Ăn quá nhiều quá sớm có thể gây áp lực lên dạ dày, làm dạ dày và ruột căng thẳng hơn, khiến quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn.
  • Ăn sáng đầy đủ: Không nên nhịn ăn sáng, vì buổi sáng độ pH của dạ dày giảm xuống rất thấp, nếu không ăn sáng thì khiến cho tình trạng niêm mạc dạ dày ngày càng bị bào mòn và dẫn đến phù nề xung huyết hay nặng hơn là loét dạ dày dẫn đến thủng dạ dày.
  • Thư giãn khi căng thẳng stress: Căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ phát triển phù nề dạ dày. Thư giãn bằng các phương pháp như tập yoga, ngồi thiền và tập thể dục, ngủ đủ giấc và duy trì lối sống cân bằng.

Người bệnh cần ăn uống khoa học, đầy đủ và nên đúng giờ ăn vào mỗi ngày để bảo vệ dạ dày một cách mạnh khỏe.

Phù nề dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không?

Người bệnh cần ăn uống khoa học, đầy đủ và nên đúng giờ ăn vào mỗi ngày để bảo vệ dạ dày

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tình trạng phù nề dạ dày. Đây là một trong những tình trạng có thể dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh nếu để tình trạng kéo dài và không điều trị. Vì vậy người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và khi biểu hiện những triệu chứng trên cần đến thăm khám tư vấn bởi bác sĩ.

Xem thêm một số bài viết:

  • Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu? Cách chăm sóc
  • Những triệu chứng HP dạ dày điển hình mà bạn cần nắm rõ
  • Viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị là bệnh gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *