Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?

Khi người bệnh gặp triệu chứng sưng tấy hoặc đau nhức ở vị trí các khớp, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm cơ xương khớp. Đây là một kỹ thuật y khoa thường chỉ mất 30 phút nhưng mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh khá chính xác. Vậy phương pháp siêu âm cơ xương khớp là gì? Quy trình siêu âm như thế nào?

Bạn đang đọc: Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?

Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bong và rách cơ, xác định các chấn thương mô mềm. Nhờ có phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý cơ xương khớp trở nên hiệu quả hơn nhiều.

Siêu âm cơ xương khớp là gì?

Siêu âm cơ xương khớp là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng âm tần số cao hỗ trợ các bác sĩ quan sát được hình ảnh kết cấu cơ, xương, khớp, dây chằng, gân và dây thần kinh của bệnh nhân ở độ phân giải rõ, sắc nét, từ đó đưa ra các chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Cơ chế hoạt động

Đầu dò của máy siêu âm giữ vai trò lan truyền sóng âm cao tần vào cơ thể rồi đón nhận sự phản hồi của làn sóng thu lại được, từ đó phân tích, định vị và tạo nên hình ảnh cấu tạo của mô cơ, xương, khớp.

Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?

Hình ảnh siêu âm cơ xương khớp cho thấy kết cấu cơ, xương, khớp, gân, dây chằng và dây thần kinh

Ưu điểm

Quy trình siêu âm cơ xương khớp thường diễn ra nhanh với mức chi phí lại thấp. Đây là kỹ thuật siêu âm khớp không xâm lấn nên không gây đau cho bệnh nhân và có thể xuất viện ngay trong ngày. Ngoài ra, siêu âm không sử dụng tia bức xạ, không sử dụng chất cản quang tiêm vào cơ thể nên an toàn cũng như không gây hại cho sức khỏe hay gây ra tác dụng phụ nào.

Điểm khác biệt

So với những công nghệ siêu âm khác, siêu âm cơ xương khớp cung cấp nhiều hình ảnh chuyển động được cập nhật theo thời gian thực, cho phép bác sĩ quan sát tất cả các nhóm mô mềm tại các khớp nối trong cơ thể; Các dòng tuần hoàn, lưu chuyển của máu, qua đó, bác sĩ sẽ xác định được khối u, điểm tắc nghẽn, chỗ sưng viêm (nếu có).

Ứng dụng

Siêu âm về cơ xương khớp được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán một loạt các bệnh lý hay chấn thương như viêm gân, rách cơ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, viêm màng hoạt dịch, chấn thương cơ chóp xoay vai, tràn dịch khớp, phát hiện khối tụ chất lỏng trong mô mềm, tổn thương thần kinh ngoại biên,… Thậm chí, siêu âm cũng giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh ung thư.

Đối tượng siêu âm cơ xương khớp

Bệnh nhân có thể được chỉ định siêu âm cơ xương khớp khi gặp các vấn đề về đau, nhức, viêm, sưng cơ xương khớp tại bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, khiến vận động, sinh hoạt khó khăn.

Cụ thể, đối tượng được chỉ định siêu âm cơ xương khớp gồm:

  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: Siêu âm cơ xương khớp để phát hiện ra các dị tật bẩm sinh như xơ hóa cơ ức đòn chũm, trật khớp háng, ưỡn khớp gối, trẻ sơ sinh có bàn chân khoèo, cong vẹo cột sống do ngồi sai tư thế hoặc do mang vác nặng ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
  • Nhóm người tập thể thao: Có khả năng mắc các chấn thương do luyện tập và vận động với cường độ cao liên tục trong thời gian dài nên rất cần được siêu âm cơ xương khớp thường xuyên.
  • Người cao tuổi: Tuổi tác khiến sức khỏe suy giảm theo thời gian, làm hao mòn cơ xương khớp nên dễ bị thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, viêm khớp mạn tính. Siêu âm còn phát hiện ra bệnh gút trên cơ xương khớp, các khối u ung thư ở người lớn tuổi.
  • Người bị tai nạn: Người không may bị tai nạn trong lao động và sinh hoạt như đứt cơ, đứt gân, đứt dây chằng, trật khớp vai, gãy xương, vỡ sụn, vỡ xương bánh chè (đầu gối)…

Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?

Người tập thể thao là một trong các đối tượng được chỉ định siêu âm cơ xương khớp

Siêu âm cơ xương khớp được ứng dụng thế nào?

Đối với chẩn đoán

Công dụng của kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý hay chấn thương gồm:

  • Đánh giá tình trạng chấn thương, viêm và thoái hóa cấu trúc cơ xương qua siêu âm ở gân, khớp, cơ bắp, dây chằng.
  • Chẩn đoán rách gân, viêm gân qua siêu âm tại vai và gân Achilles mắt cá chân.
  • Phát hiện tình trạng bong gân cơ, dây chằng, các vết rách.
  • Phát hiện các khối mô mềm với đường kính nhỏ hơn 5cm.
  • Phát hiện tình trạng chất lỏng tích tụ gây tràn dịch khớp trong mô mềm, gây viêm màng hoạt dịch hay tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Chẩn đoán u nang hạch, khối u mô mềm lành và ác tính, thoát vị.
  • Tìm ra những thay đổi bệnh lý liên quan hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp,…
  • Phát hiện trật khớp hay tích tụ chất lỏng tại cơ cổ, khối mô mềm, khớp hông.
  • Chẩn đoán các ổ viêm nhờ phát hiện lưu lượng máu tăng cao trong mô mềm.
  • Chẩn đoán các tổn thương gân cơ, giúp định hướng chỉ định một số kỹ thuật khác như MRI.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày

Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?
Siêu âm cơ xương khớp giúp phát hiện tình trạng trật khớp

Đối với điều trị

Ngoài công dụng chẩn đoán bệnh lý, siêu âm cơ xương khớp còn được ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh, cụ thể là được dùng để điều trị đau khớp. Ngoài ra, nhờ siêu âm cơ xương khớp mà dễ dàng hình dung quá trình chữa bệnh sau điều trị cũng như hỗ trợ tích cực trong theo dõi diễn tiến bệnh và hướng dẫn chọc hút sinh thiết.

Quy trình siêu âm cơ xương khớp

Người bệnh cần chuẩn bị gì?

Trước khi bắt đầu siêu âm, người bệnh được yêu cầu:

  • Cởi bỏ một phần quần áo tại bộ phận cần siêu âm hoặc thay áo choàng siêu âm chuyên dụng.
  • Tháo đồ trang sức và ngồi trên ghế xoay hay bàn khám theo đúng tư thế chỉ định.

Nếu đối tượng siêu âm là trẻ em:

  • Giải thích cho trẻ về quy trình siêu âm. Có thể dùng đồ chơi để giúp trẻ phân tâm.
  • Nếu trong phòng siêu âm cơ xương khớp có tivi, hãy cho bé xem kênh yêu thích của bé.

Thực hiện quy trình siêu âm

Bước 1: Thoa gel siêu âm

Bác sĩ thoa một loại gel lạnh lên da tại vị trí cần siêu âm với hai mục đích:

  • Giảm ma sát để đầu dò có thể trượt êm trên làn da.
  • Tăng hiệu quả dẫn truyền bằng cách phân tán sóng âm đều hơn vào cơ thể, ngăn chặn xuất hiện các bong bóng khí gây nhiễu sóng âm.

Gel lạnh là một loại gel gốc nước, không gây kích ứng da nên an toàn khi dùng và có thể rửa dễ dàng bằng nước sau buổi siêu âm.

Bước 2: Thực hiện siêu âm

Để siêu âm cơ xương khớp, bác sĩ đặt nhẹ đầu dò lên vị trí khớp cần siêu âm và di chuyển thiết bị khi cần thiết để chụp ảnh. Đầu dò gửi sóng âm thanh đến cơ thể người bệnh, nhận những sóng âm thanh dội lại và gửi chúng đến máy tính để tạo ra hình ảnh.

Siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán những bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Bị gan nhiễm mỡ độ 2 uống thuốc gì?

Bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên vị trí khớp cần siêu âm và di chuyển nó để chụp ảnh

Siêu âm ghi lại hình ảnh ở thời gian thực, qua đó hiển thị cấu trúc và sự phối hợp chuyển động của hệ thống cơ xương khớp của cơ thể, cho thấy dòng chảy của máu qua cơ xương khớp.

Sau khi siêu âm

Sau khi siêu âm xong, bác sĩ sẽ vệ sinh vết gel còn dính trên người bạn. Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ phân tích và chia sẻ kết quả với bạn.

Như vậy, siêu âm cơ xương khớp là phương pháp không xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ nên an toàn. Đây cũng là kỹ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh cơ xương khớp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *