Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý

Xương yếu là gì? Dấu hiệu cảnh báo xương yếu ra sao? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị như thế nào? Bài viết sức khỏe hôm nay của KenShin sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này cho quý độc giả.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý

Xương yếu là tình trạng mật độ xương bị suy giảm làm tăng nguy cơ gãy xương cũng như các bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo xương yếu sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời từ đó tránh được những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tổng quan về bệnh xương yếu

Xương yếu là bệnh lý xảy ra khi có sự suy giảm mật độ xương bởi mật độ xương được xem là chỉ số giúp đánh giá khối lượng khoáng chất trong xương, độ vững chắc cũng như khả năng chịu lực của xương đối với các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến xương yếu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình lão hóa của cơ thể, hệ xương không được cung cấp đủ khoáng chất cần thiết khiến cho quá trình huỷ xương diễn ra với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với quá trình tạo xương mới.

Hầu hết người bệnh xương yếu thường phát triển từ loãng xương, quá trình lão hóa của cơ thể và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Ngoài ra, một số thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ xương yếu.

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý

Xương yếu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu

Bởi xương yếu thường phát triển từ loãng xương, chính vì thế người bệnh xương yếu thường có những triệu chứng tương tự với dấu hiệu loãng xương. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo xương yếu, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp không rõ nguyên nhân. Cơn đau thường xảy ra ở các vị trí xương chịu nhiều áp lực của cơ thể như bàn chân, xương dài thuộc chi dưới, khớp gối, khớp mắt cá chân…
  • Thường xuyên bị đau lưng, cơn đau thường âm ỉ kéo dài. Mức độ đau tăng lên khi vận động mạnh và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác yếu chi và giảm khả năng vận động.
  • Dáng đi cong vẹo với tư thế khom lưng.
  • Khi có va chạm, dù nhỏ vẫn rất dễ bị tổn thương, thậm chí là gãy xương.
  • Dễ gãy móng tay: Collagen và canxi là thành phần chính cấu tạo nên móng tay. Tình trạng móng tay dễ gãy cho thấy cơ thể đang thiếu canxi – một khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe hệ xương khớp.
  • Tụt lợi: Đây là tình trạng lợi co lại và làm lộ chân răng. Mật độ xương bị suy giảm, xương hàm bị yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Lực cầm nắm của tay suy giảm: Lực cầm nắm của tay giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của xương khớp, nhất là mật độ canxi trong xương. Lực cầm nắm của tay bị suy giảm chính là dấu hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe xương hay cụ thể hơn là hàm lượng canxi trong xương bị giảm mạnh.

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu cảnh báo xương yếu

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương yếu

Xương yếu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo xương yếu, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bạn đang gặp phải.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh xương yếu bao gồm chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng

Về chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng của người bệnh thông qua một số yếu tố đặc tính và mức độ đau nhức xương khớp, đánh giá các hoạt động khiến cơn đau tăng, đánh giá nguy cơ biến dạng cột sống và gãy xương, khai thác cũng như đánh giá các triệu chứng toàn thân.

Về chẩn đoán cận lâm sàng: Dựa trên chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các kỹ thuật thăm dò cận lâm sàng như:

  • Đo mật độ xương: Người bệnh xương yếu thường có chỉ số mật độ xương tương đối thấp. Kỹ thuật đo mật độ xương giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng xương khớp của cơ thể.
  • Chụp X quang: Phương pháp này giúp kiểm tra những bất thường của xương, biến dạng cột sống hoặc gãy xương (nếu có).
  • Chụp cộng hưởng từ: Kỹ thuật này giúp tìm kiếm khối u, kiểm tra mô mềm quanh khớp đồng thời xác định vị trí của tổn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tìm kiếm các tổn thương ở người bệnh nặng hoặc tổn thương nhỏ khó xác định đồng thời đánh giá nguy cơ gãy xương cũng như gợi ý hướng điều trị.
  • Đo khối lượng xương ngoại vi thông qua phương pháp siêu âm, DXA…
  • Đo khối lượng xương giúp chẩn đoán tình trạng loãng xương, yếu xương từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng như xác định nguy cơ gãy xương.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi sử dụng Soki Tium cho trẻ sơ sinh

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi có dấu hiệu bất thường về xương khớp

Điều trị

Sau khi đưa ra chẩn đoán cũng như xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó và tình trạng sức khỏe toàn thân của người bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Một số phương pháp điều trị xương yếu phải kể đến như:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể (đặc biệt là canxi, magie, protein và vitamin D) là một trong những phương pháp điều trị xương yếu hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày để giúp cho việc hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh việc cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể: Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Đối với những người xương yếu, xương bị mỏng đi và rất dễ bị gãy. Do vậy, cần chủ động phòng ngừa té ngã bằng cách hoạt động sinh hoạt cẩn thận và an toàn.

Một số biện pháp chăm sóc và giảm đau

Trong trường hợp xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài âm ỉ và dai dẳng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau và giảm căng cơ hiệu quả. Một lưu ý nhỏ đó là khi xoa bóp cho người bệnh xương yếu, lực xoa bóp phải thật nhẹ để tránh tình trạng tổn thương khớp.
  • Nghỉ ngơi: Khi các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện, hãy nghỉ ngơi tại chỗ để cải thiện cơn đau.
  • Chườm ấm: Ngoài tác dụng tăng lưu thông máu, giảm đau và giảm cứng khớp hiệu quả, phương pháp này còn giúp giảm căng cơ đồng thời thư giãn xương cốt.

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu quan trọng cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Chườm ấm giúp cải thiện các cơn đau nhức xương khớp

Sử dụng thuốc

Khi điều trị bệnh xương yếu, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau paracetamol, thuốc calcitonin, biphosphonat, kháng thể đơn dòng denosumab, thuốc thúc đẩy xương phát triển như teriparatide…

Có thể thấy rằng, dấu hiệu cảnh báo xương yếu tương tự với các dấu hiệu của bệnh loãng xương. Chính vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường như trong bài chia sẻ hôm nay của KenShin, hãy đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị bạn nhé. Mong rằng, bạn sẽ luôn tin tưởng và đồng hành cùng KenShin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *