Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là bệnh gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ lý giải tất cả thông tin liên quan đến căn bệnh này cho bạn.

Bạn đang đọc: Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là vấn đề hiện nay rất nhiều người gặp phải. Câu hỏi mà hầu hết mọi người thắc mắc là mức độ nguy hiểm của căn bệnh này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe không? Hôm nay hãy để KenShin giúp bạn hiểu hơn về bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa.

Dấu hiệu của bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa

Bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa là một trong những căn bệnh rất nhiều người đang gặp phải, chúng xuất hiện khi mắc kẹt niệu quản. Thông thường, sỏi sẽ hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu chúng ta đọng lại, không được thải ra bên ngoài.

Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sỏi niệu quản ⅓ giữa là gì?

Kích thước của các viên sỏi ban đầu rất nhỏ, nhưng sau một khoảng thời gian các khoáng chất đó tích tụ dần lại sẽ trở nên lớn hơn. Gây cản trở đường dẫn nước tiểu và từ đó chúng bị ứ đọng. Những dấu hiệu của bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa bao gồm:

  • Đau nhức: Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này, khi sỏi rơi từ thận xuống niệu thì cơn đau sẽ trở nên nặng hơn. Chúng thường xuất hiện đột ngột, gây cảm giác khó chịu cho cơ thể. Mức độ đau sẽ đau theo từng cơn dữ dội, đau từ vùng thắt lưng xuống vùng bẹn và sinh dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Khi đi tiểu bạn sẽ cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo đó là nước tiểu có màu đục. Đặc biệt cần lưu ý nếu chúng có mủ thì đó chính là dấu hiệu của nhiễm trùng ngược. Khi đó bạn nên cân nhắc đến tìm bác sĩ vì chúng có nguy cơ nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa

Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc nguyên nhân gây ra bệnh này là gì? Chúng xuất phát từ đâu? Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này.

  • Sỏi thận: Nếu bạn đã mắc hay có những dấu hiệu bệnh sỏi thận trước đó thì nguyên nhân đó chính là sỏi niệu quản rơi xuống thận. Nguyên nhân này theo nghiên cứu chiếm đến 80% trong tổng số những người mắc bệnh.
  • Nền bệnh từ những bệnh khác như gout, bệnh tuyến giáp, bệnh giang mai,… Đây đều là những căn bệnh có thể gây ra sỏi niệu thận 1/3 giữa. Do đó nếu bạn mắc những bệnh này cần chú ý và chăm sóc kỹ cho cơ thể.
  • Xuất phát từ những cuộc phẫu thuật trước đó của bạn, chúng gây ra những tổn thương niệu quản và là di chứng của phẫu thuật.
  • Bẩm sinh: Dị dạng niệu quản bẩm sinh là nguyên nhân cũng rất phổ biến. Các dạng dị dạng đó có thể là niệu quản phình quá to, niệu quản bị tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ,… Chúng gây ra tình trạng ứ đóng các tinh thể từ đó kết tụ thành sỏi.
  • Lượng canxi máu tăng cao: Lối sống của bạn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông đường máu, dẫn đến canxi tăng quá cao và là nguyên nhân gây nên bệnh lý này.
  • Nước tiểu bị bão hòa lượng muối: Khi nước tiểu bị quá bão hòa về lượng muối canxi thì sẽ tăng tái hấp thụ canxi ở ống thận.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày: Nếu bạn có một chế độ ăn uống không điều độ, uống ít nước mỗi ngày sẽ gây nổi sỏi niệu.

Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị

Sỏi thận có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa

Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa có cao không?

Tùy vào tình trạng cũng như giai đoạn của bệnh mà mức độ nguy hiểm gây ra cho cơ thể sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung khi thời gian ủ bệnh đủ dài sẽ có thể gây ra các hậu quả như sau:

  • Ứ nước gây giãn đài bể thận: Các hạt sỏi sẽ ngăn chặn đường nước tiểu lưu thông, khi chúng không thể xuống được bàng quang và đào thải ra ngoài môi trường thì sẽ gây ứ lại, làm giãn đài bể thận. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận.
  • Viêm đường tiết niệu: Các viên sỏi này có thể di chuyển và làm tổn thương niêm mạc, những viên càng lớn thì nguy cơ gây tổn thương càng cao. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên sốt rét, run, hố thắt lưng đau.
  • Suy thận cấp: Nếu sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản thì sẽ gây nên tình trạng vô niệu, chúng sẽ không hoạt động và cơ thể khó có thể đào thải được các chất ra ngoài.
  • Tình trạng suy thận mạn: Nếu viêm đường tiết niệu xảy ra trong thời gian dài thì các tế bào dễ bị tổn thương và có thể không phục hồi trở lại được.
  • Chức năng của thận bị suy giảm: Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm chức năng của thận, thận hoạt động yếu dần và không thể bài trừ độc tố cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Sau tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao?

Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị
Đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi niệu quản

Gợi ý những cách điều trị bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa hiệu quả

Nếu vô tình mắc căn bệnh này thì bạn cần lưu ý và tìm phương pháp điều trị ngay. Nếu để quá lâu bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra hậu quả không mong muốn. Dưới đây là 2 hướng điều trị vô cùng phổ biến bạn có thể tham khảo:

Điều trị nội khoa căn bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa

Điều trị nội khoa thích hợp trong trường hợp sỏi nhỏ, kích thước khoảng dưới 5mm. Đặc điểm của các hạt sỏi đó là hình dạng trơn, di chuyển tốt trong cơ thể. Phương pháp này sẽ phát huy công dụng tốt nhất, giúp tán sỏi khiến các viên sỏi tan ra thành từng mảnh. Khi đó quá trình đào thải chúng ra bên ngoài sẽ dễ hơn rất nhiều.

Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 1/3 giữa và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Cách tăng hormone prolactin “gọi” sữa mẹ về

Các phương pháp điều trị hữu hiệu đối với sỏi niệu quản 1/3 giữa

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này có điểm khác biệt so với nội khoa là chúng có thể điều trị với những viên sỏi có kích thước lớn hơn, từ 20mm hoặc là những viên có kích thước đặc biệt khác. Tuy nhiên quá trình sử dụng phương pháp này sẽ kéo dài hơn để có thể phân tán hạt sỏi lớn.

Tán sỏi qua nội soi niệu quản

Một phương pháp cũng được sử dụng phổ biến là thông qua nội soi, quá trình này sẽ bắt đầu từ niệu đạo, đến bàng quang và tiếp cận đến vị trí của các viên sỏi. Sau đó sẽ sử dụng khí nén hoặc laser để tác động lên các viên sỏi, từ đó phá vỡ chúng. Ưu điểm cách này là thực hiện nhanh chóng, bạn có thể ăn uống trở lại chỉ sau 3 – 6 giờ.

Những thông tin trên chúng tôi đã cập nhật chi tiết nhất về sỏi niệu quản ⅓ giữa. Với những kiến thức này hy vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh phổ biến và có cách điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *