Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Khi lần đầu biết mình mang thai, hầu như mọi chị em phụ nữ đều nôn nóng muốn đi siêu âm để kiểm tra có thật đã mang thai cũng như để biết xem thai nhi có khỏe mạnh không. Vậy có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Những mốc siêu âm thai quan trọng không thể bỏ qua trong thai kỳ là gì?

Bạn đang đọc: Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Theo bác sĩ sản khoa, thai phụ không phải lúc nào cũng có thể đi siêu âm được mà cần tuân theo chỉ định vào những cột mốc quan trọng. Mặc dù thông qua phương pháp siêu âm có thể giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi trong bụng nhưng không phải siêu âm thai nhiều là tốt. Hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy siêu âm gây hại đến thai nhi nhưng siêu âm đúng cách, đúng thời điểm mới là cách để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Siêu âm thai là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu phương pháp siêu âm thai là gì và tại sao phải cần siêu âm thai.

Siêu âm thai nhi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp cung cấp thông tin về sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Phương pháp này không xâm lấn nên không gây đau đớn cũng như không có tác dụng phụ nào được biết đến đối với cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thai phụ chỉ thực hiện siêu âm thai nhi khi có chỉ định của bác sĩ, tránh việc lạm dụng kỹ thuật này.

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Siêu âm là phương pháp xác định mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi

Hiện nay siêu âm thai nhi có các hình thức sau đây:

Siêu âm qua âm đạo

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một đầu dò siêu âm nhỏ đưa vào qua ngã âm đạo, phù hợp với giai đoạn đầu của thai kỳ. Hình thức siêu âm này có tác dụng chẩn đoán các tình trạng thai kỳ sớm, xác định tuổi thai, dự đoán ngày dự sinh và xác định bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cả mẹ và thai nhi.

Siêu âm qua thành bụng

Phương pháp siêu âm này sẽ di chuyển đầu dò qua vùng bụng của bà bầu để ghi nhận hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, nếu chị em có thành bụng dày hoặc phôi nhỏ, siêu âm qua bụng có thể được kết hợp cùng siêu âm qua ngã âm đạo hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá toàn diện.

Siêu âm 3D và 4D

Quy trình cũng dựa trên siêu âm tiêu chuẩn, siêu âm 3D và 4D sẽ sử dụng đầu dò và phần mềm chuyên dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết về khuôn mặt, chuyển động và trạng thái tổng thể của thai nhi. Qua đó, những hình ảnh chi tiết về các đặc điểm của thai nhi sẽ được biểu hiện một cách rõ ràng hơn.

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Siêu âm Dopler giúp sàng lọc rủi ro tiểm ẩn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Siêu âm Doppler trong sản khoa

Siêu âm Doppler đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc tiền sản giật, đánh giá tuần hoàn tử cung – nhau thai và đánh giá sức khỏe thai nhi, bao gồm cả tuần hoàn thai nhi. Phương pháp không xâm lấn này hỗ trợ bác sĩ chuyên khoa có thể xác định các rủi ro tiềm ẩn cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Siêu âm tim thai chi tiết

Khi nghi ngờ có khuyết tật tim bẩm sinh, siêu âm tim thai chi tiết sẽ có tác dụng. Phương pháp chuyên biệt này sẽ đi sâu vào tim thai nhi, kiểm tra hình thái, cấu trúc và hoạt động của nó để phát hiện những bất thường bẩm sinh (nếu có), dựa trên đó có thể đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo sức khỏe tim mạch của bé.

Tại sao cần phải siêu âm thai?

Theo bác sĩ chuyên khoa, siêu âm thai là kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình chị em mang thai. Phương pháp này mang lại rất nhiều thông tin hữu ích, bao gồm việc xác định phụ nữ đang mang thai bao nhiêu tuần, sự tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, hình thái học thai nhi cũng như có thể giúp đưa ra ngày dự sinh.

Bên cạnh đó, khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thai phụ siêu âm nhiều lần để theo dõi và kiểm soát nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của cả mẹ lẫn thai nhi.

Tầm soát dị tật bẩm sinh

Như chúng ta đều biết, khi nhiễm sắc thể bị rối loạn sẽ khiến thai nhi có thể bị những dị tật bẩm sinh, điển hình như hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner, hội chứng tam bội thể,… Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà mỗi thời điểm siêu âm sẽ giúp phát hiện được các dị tật thai nhi.

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Tùy thuộc vào bệnh lý của thai nhi mà mỗi thời kì siêu âm có thể giúp phát hiện được

Kiểm tra các biến chứng thai kỳ

Bên cạnh việc tầm soát dị tật bẩm sinh, siêu âm thai còn giúp kiểm tra, tiên lượng các biến chứng thai kỳ, bao gồm:

  • Tử cung – âm đạo chảy máu bất thường;
  • Tình trạng mang thai ngoài tử cung;
  • Thai nhi ngừng phát triển;
  • Chưa sạch thai/nhau thai trong bụng;
  • Những biến chứng trong trường hợp mang song thai một bánh nhau.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Khi chị em đã xác định mình mang thai, có một vấn đề mà hầu hết đều quan tâm đó là có thai mấy tuần thì đi siêu âm được.

Theo các bác sĩ sản khoa, thời điểm tốt nhất để tiến hành siêu âm thai lần đầu tiên là sau khi dùng que thử thai hiển thị 2 vạch đỏ và trễ kinh từ 7 – 15 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Trong giai đoạn này, thường tương ứng với mốc 5 – 6 tuần đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thai nhi trải qua quá trình phân chia tế bào nhanh chóng và có thể nằm thoải mái trong tử cung.

Thông qua lần siêu âm thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán toàn diện, cung cấp cho bà mẹ tương lai những thông tin hữu ích về tình hình sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong bụng.

Cụ thể:

Sức khỏe tổng quát của mẹ

Thông qua siêu âm, bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá tình trạng tử cung và các phần phụ của mẹ, đảm bảo môi trường phù hợp nhất cho thai nhi đang phát triển.

Tìm hiểu thêm: Bệnh khớp Charcot: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?
Dựa vào sức khỏe của thai phụ bác sĩ chỉ định mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm

Xác nhận mang thai

Siêu âm giúp xác nhận việc mang thai, cho biết đó là đơn thai hay đa thai, qua đó các bậc cha mẹ tương lai sẽ có thông tin rõ ràng và yên tâm hơn.

Vị trí của thai nhi

Việc xác định thai nhi ở trong hay ngoài tử cung là rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Tuổi thai và nhịp tim của thai nhi (nếu có)

Siêu âm giúp tính toán chính xác tuổi thai và cho phép bác sĩ xác định sự hiện diện của nhịp tim thai nhi (nhịp tim biểu thị sự sống đang phát triển bên trong).

Đánh giá sự phát triển của thai nhi

Qua siêu âm thai, các bác sĩ sản khoa có thể đánh giá tỉ mỉ thai nhi bằng cách quan sát sự phát triển của túi thai. Họ đánh giá các yếu tố như tính toàn vẹn của túi, vị trí trong khoang tử cung và sức khỏe tổng thể.

Đối với những bà mẹ có tình trạng sức khỏe từ trước hoặc những trường hợp siêu âm phát hiện những lo ngại về thai nhi thì việc can thiệp sớm là điều tối quan trọng. Việc điều trị kịp thời và chăm sóc phù hợp ngay từ khi bắt đầu hành trình mang thai có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro và nâng cao cơ hội mang thai khỏe mạnh cho thai phụ.

Về bản chất, siêu âm thai lần đầu không chỉ đơn thuần là khám định kỳ mà qua đó nó còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích để qua đó bác sĩ có hướng dẫn giúp mẹ bầu quản lý sức khỏe và thai kỳ một cách chủ động hơn.

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Qua đánh giá siêu âm bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn sức khỏe sinh sản cho mẹ bầu

​Các mốc siêu âm thai quan trọng

Không chỉ tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề có thai mấy tuần thì nên đi siêu âm hay mang thai bao lâu thì siêu âm được, mẹ bầu còn cần nắm những thông tin về các mốc siêu âm thai quan trọng trong suốt thai kỳ.

Lúc thai 5 – 6 tuần

Lần siêu âm đầu tiên của thai phụ thường sẽ vào ở tuần thứ 5 – 6, sau khi đã xác định mang thai. Ở lần siêu âm thai này, các bác sĩ sẽ đánh giá tỉ mỉ vị trí của thai nhi trong tử cung xem có gì bất thường.

Tuần thai 11 – 13

Siêu âm thai ở tuần thứ 11 – 13 là một cột mốc quan trọng. Trong giai đoạn này, các bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh của bạn bằng cách đo chiều dài từ đầu đến mông của bé. Ngoài ngày tháng, mốc siêu âm này còn giúp sàng lọc các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi, điển hình là xác định các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến hội chứng Down, Edward và Patau.

Tuần thai 22 – 24

Khi thai nhi đạt mốc 22 – 24 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành bước siêu âm chuyên sâu hơn để đánh giá toàn diện các cơ quan quan trọng như cột sống, hộp sọ, tim, phổi, thận, cánh tay và chân. Thông qua lần kiểm tra này, các bác sĩ sẽ sàng lọc những bất thường về cấu trúc, đảm bảo quá trình phát triển của bé đều đi đúng hướng.

Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

>>>>>Xem thêm: Uống thuốc giải độc gan nước tiểu màu vàng là vì sao?

Siêu âm đúng thai kì giúp đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi

Tuần thai 30 – 32

Siêu âm thai ở tuần thứ 30 – 32, các bác sĩ tập trung phát hiện những bất thường ở giai đoạn cuối, đặc biệt ở những khu vực quan trọng như động mạch, tim và cấu trúc não. Ngoài ra, siêu âm lần này còn đánh giá hiệu quả của dây rốn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi, đảm bảo sự phát triển cũng như sức khỏe tổng thể của em bé. Các bác sĩ cũng đánh giá mức nước ối và kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể xuất hiện trong giai đoạn phát triển cuối cùng hay không.

Như vậy, qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thể giải đáp cho thắc mắc có thai mấy tuần thì đi siêu âm được rồi nhé. Việc theo dõi thường xuyên sức khỏe của bé là điều tối quan trọng, vì vậy việc siêu âm theo chỉ định bác sĩ là không thể lơ là. Thông qua các mốc siêu âm thai, bạn sẽ biết được rõ hơn về các giai đoạn phát triển của bé yêu, đồng thời có thể chủ động bảo vệ thai kỳ của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *