Trong thời gian vừa qua, lĩnh vực thẩm mỹ bước đầu áp dụng công nghệ laser YAG khá thành công. Bởi công nghệ này mang đến nhiều lợi ích trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu laser YAG là gì nhé!
Bạn đang đọc: Laser YAG là gì? Ứng dụng của công nghệ Laser YAG trong thẩm mỹ
Nhu cầu làm đẹp bằng cách sử dụng laser YAG đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng trong ngành thẩm mỹ. Công nghệ này không chỉ giúp trẻ hóa làn da, giúp tái tạo, phá vỡ các hắc tố mà còn hỗ trợ xóa xăm hiệu quả. Cùng bài viết dưới đây khám phá về công nghệ laser YAG nhé.
Contents
Laser YAG là gì?
Laser YAG là loại laser sử dụng tinh thể Yttrium Aluminum Garnet như một chất truyền tải tải để tạo ra ánh sáng laser. Laser YAG gồm nhiều bước sóng khác nhau vì vậy tùy vào mục đích sử dụng và công nghệ của máy mà sẽ có lựa chọn phù hợp. Vì vậy, laser YAG được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực điều trị da liễu. Quá trình thực hiện sẽ không xâm lấn, không gây đau đớn và không cần phẫu thuật. Cụ thể laser YAG chủ yếu được sử dụng để tái tạo bề mặt da, xử lý các nếp nhăn, tình trạng giãn tĩnh mạch, da xỉn màu và sẹo lõm.
Có mấy loại laser YAG?
Laser YAG được chia làm 2 loại bao gồm: Laser Er: YAG và laser Nd: YAG.
Laser Er: YAG
Laser Er: YAG còn được gọi là laser erbium được ứng dụng để tái tạo bề mặt da, giảm thiểu nếp nhăn và khắc phục tình trạng suy giảm collagen. Đây là loại laser xâm lấn chính vì vậy có thể bạn sẽ phải thực hiện phiên điều trị trong đó lớp bề mặt da sẽ bị loại bỏ để kích thích quá trình chữa lành tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sản sinh collagen.
Laser Er: YAG không áp dụng cho những đối tượng không có mong muốn thực tế, người bị nhiễm trùng tại vùng điều trị, người có loại da tối màu, chống nắng không tốt, người đang sử dụng isotretinoin, người có sẹo lồi, người có bệnh hoặc dùng thuốc nhạy cảm với ánh sáng, người mắc bệnh mô liên kết,…
Laser Nd: YAG
Đây là loại công nghệ laser thường được sử dụng để điều trị các tổn thương mạch máu, triệt lông và xóa xăm. Laser Nd: YAG được dùng để trẻ hóa làn da mà không cần xâm lấn, phần bề mặt da bên trên được để lại nguyên vẹn trong khi tia laser chỉ làm nóng mô bên dưới. Laser Nd: YAG phù hợp với nam và nữ ở mọi độ tuổi và thể trạng, riêng đối với phụ nữ đang mai thai cần gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Ưu và nhược điểm của laser YAG
Công nghệ laser YAG có những ưu điểm như:
- Có khả năng triệt lông ở những người có làn da sậm màu. Đây là lựa chọn tốt nhất để triệt lông cho làn da người Mỹ gốc Phi bởi loại laser này không có nguy cơ gây đổi màu da hoặc tăng sắc tố của người điều trị.
- Laser YAG giúp loại bỏ tàn nhang và vết nám trên da hiệu quả, giúp da đều màu hơn.
- Làm mờ vết rạn da, cải thiện cấu trúc và độ đàn hồi của da.
- Giúp giảm triệu chứng mụn và viêm nhiễm trên da.
- Không ảnh hưởng đến các chất làm đầy da (filler).
- Kích thích tái tạo tế bào, kích thích sản xuất collagen, giúp da săn chắc hơn.
- Quá trình thực hiện điều trị bằng laser YAG không cần phẫu thuật, đạt hiệu quả và an toàn cao.
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì công nghệ laser YAG cũng còn những nhược điểm nhất định như:
- Chi phí sử dụng công nghệ laser YAG cao hơn so với các phương pháp điều trị khác như bôi kem hoặc phương pháp điều trị dân gian khác.
- Tùy thuộc vào vấn đề da của mỗi người mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau.
- Đối với những người có làn da nhạy cảm, cần phải chăm sóc đặc biệt sau điều trị để đảm bảo hồi phục tốt.
- Có thể xuất hiện tình trạng viêm da hoặc sưng tạm thời sau khi điều trị, nhưng tình trạng này thường sẽ mất sau một thời gian ngắn.
- Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào loại da, có thể người điều trị cần thực hiện nhiều phiên điều trị để đạt kết quả tối ưu.
- Công nghệ laser YAG không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc người đang có dự định mang thai.
Ứng dụng của công nghệ laser YAG trong thẩm mỹ
Hiện nay, lĩnh vực làm đẹp đã áp dụng công nghệ laser YAG khá phổ biến. Cụ thể sử dụng trong các ứng dụng như xóa bớt bẩm sinh, xóa xăm, điều trị nám, tàn nhang, các vết đồi mồi,…
Sử dụng laser YAG để xóa xăm
Ngoài ứng dụng trong việc điều trị nám hoặc xóa bớt, công nghệ laser YAG còn được áp dụng để xóa xăm nhờ vào xung độ ngắn. Tia laser chỉ tác động theo màu sắc vật thể phù hợp với bước sóng, chỉ tác động vào mực xăm mà không tác động vào màu vàng của da nên không hủy hoại da. Hiện tại, việc xóa xăm hầu hết áp dụng các loại laser xung Q-Switched trong đó có laser Nd: YAG.
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên ăn trứng được không?
Sử dụng laser YAG để xóa bớt, vết nám
Đây là phương pháp điều trị nám, xóa vết bớt bằng những tia laser có cường độ năng lượng tập trung lớn giúp phá vỡ các tế bào nám trong thời gian rất ngắn. Năng lượng laser sẽ tác động đồng thời đến các sắc tố sâu trong lớp biểu bì và những lớp nông hơn nằm ngoài gần bề mặt da để loại bỏ hoặc làm mờ các sắc tố của da. Những làn da có các bớt sắc tố bẩm sinh, bị nám do rối loạn nội tiết tố sau sinh, nám sạm do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nám sạm do lạm dụng mỹ phẩm thì nên điều trị bằng laser YAG.
Sử dụng laser YAG để trẻ hóa làn da
Collagen trong cơ thể có chức năng nâng đỡ làn da. Khi tuổi tác càng cao, lượng collagen cũng giảm đi đáng kể khiến da mặt xuất hiện nếp nhăn. Laser sẽ giúp kích thích sản sinh collagen, làm đầy và giúp làm mờ các nếp nhăn. Ngoài ra, tia laser còn hỗ trợ trẻ hóa làn da, giúp da trơn láng, sáng hơn đồng thời làm giảm bề mặt sần sùi của da do sẹo mụn.
>>>>>Xem thêm: Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay
Ngoài những ứng dụng kể trên thì công nghệ laser YAG còn được áp dụng trong việc triệt lông. Các xung tia sáng từ laser bắn ra cực mạnh, xuyên qua da và bị hấp thụ bởi nang lông và phân hủy chúng nhưng không làm tổn thương da. Sự tác động này của tia laser giúp ngăn chặn quá trình phát triển của lông trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng.
Cách chăm sóc da sau điều trị bằng laser YAG
Sau khi thực hiện điều trị bằng công nghệ laser YAG, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không rửa mặt trong vòng 24 giờ sau khi điều trị;
- Rửa mặt thật nhẹ nhàng và không kỳ cọ da mặt;
- Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài;
- Để những vết tróc tự bong, không được tự ý gỡ chúng;
- Hạn chế trang điểm và sử dụng mỹ phẩm hỗ trợ điều trị theo chỉ định;
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt ánh nắng trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ laser YAG cũng như những ứng dụng của chúng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Hiện tại, laser YAG khá phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp, bạn có thể liên hệ với các cơ sở thẩm mỹ uy tín để thực hiện điều trị các vấn đề về da.