Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi mà ba mẹ cần biết

Các mốc phát triển của trẻ là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá sự phát triển về mặt thể chất lẫn mặt nhận thức của con. Hiểu rõ được sự phát triển của con sẽ giúp ba mẹ lựa chọn cách nuôi dưỡng con phù hợp với thể trạng từng thời kỳ. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi nhé!

Bạn đang đọc: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi mà ba mẹ cần biết

Các mốc phát triển của trẻ là kim chỉ nam để ba mẹ theo dõi sự phát triển và chăm sóc trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên sau khi chào đời. Con có thể phát triển với tốc độ kinh ngạc kể cả về thể chất, nhận thức và cả trí tuệ. Tuy nhiên, nếu con không phát triển theo các cột mốc trong bài viết dưới đây thì ba mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, vì mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.

Hiểu như thế nào về sự phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, ba mẹ có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của con qua các tuần đầu tiên sau sinh. Chính vì vậy, ba mẹ có thể nhận ra các mốc phát triển của trẻ sơ sinh một cách dễ dàng. Con đang dần hoàn thiện các kỹ năng vận động, tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh mình. Trong khoảng thời gian này, con cũng đã hình thành liên kết giữa tình yêu và niềm tin với ba mẹ và những người bên cạnh mình. Đây là các cột mốc phát triển đáng chú ý trong hành trình tăng trưởng của con.

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi mà ba mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, ba mẹ có thể nhận ra các mốc phát triển của trẻ sơ sinh một cách dễ dàng

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi là những kỹ năng, hành động hoặc thành tựu quan trọng mà trẻ đạt được trong quá trình phát triển. Mốc phát triển của con trong giai đoạn này được hình thành thông qua các hành động của mình, cụ thể như sau:

Hành động ngẩng đầu

Đây là cột mốc đầu tiên của trẻ sơ sinh và là cột mốc cực kỳ quan trọng bởi khi con kiểm soát được phần đầu và cổ thì việc kiểm soát các khả năng khác như ngồi hoặc sau đó là kỹ năng đi lại bằng hai chân trở thành điều kiện tiên quyết.

Quá trình này kéo dài từ khi con mới sinh đến khi con được 6 tháng tuổi. Cụ thể khi con được 2 tháng tuổi, con đã có khả năng nâng đầu tốt hơn, con có thể ngẩng đầu lên tạo thành góc 45 độ với tư thế nằm sấp. Đến khi 4 tháng tuổi, con đã có thể giữ đầu cố định, kiểm soát đầu tốt hơn và ngẩng đầu lên tạo thành một góc 90 độ khi nằm sấp. Và đến khi con được 6 tháng tuổi, con đã có thể kiểm soát tốt toàn bộ đầu của mình, con có thể xoay đầu qua lại để quan sát mọi vật xung quanh. Các cử động ngẩng đầu và xoay đầu được con thực hiện thuần thục và nhẹ nhàng hơn.

Con phát ra âm thanh

Hành động này bắt đầu khi con được 3 tháng tuổi. Lúc này dây thanh quản của con đang dần phát triển, con đã bắt đầu phát ra những âm thanh bi bô bằng việc phối hợp sử dụng dây thanh quản, lưỡi, môi và vòm họng. Con có thể gọi “ ba ba” hoặc “ma ma” đến khi con ở cuối tháng thứ 8 dù con có thể vẫn chưa hiểu rõ những âm thanh này. Đến khi con được 1 tuổi, con đã có thể phát âm các từ “ba”, “mẹ”,… một cách rõ ràng hơn.

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi mà ba mẹ cần biết

Con đã có thể phát âm các từ ba, mẹ, cá,… rõ ràng hơn khi con được 1 tuổi

Bắt đầu mỉm cười với mọi người xung quanh

Con bắt đầu mỉm cười với mọi người xung quanh ở tuần thứ 6 sau khi sinh, nhất là khi mẹ nhìn con và trò chuyện cùng con. Khi con đã được 5 – 6 tháng tuổi, con đã biết phân biệt người quen, người lạ và mỉm cười với ba mẹ hoặc những người thân quen. Khi lớn hơn, con đã dần kiểm soát được nụ cười của mình tốt hơn, con sẽ cười khi thấy người thân hoặc những món đồ chơi con thích.

Hành động lật người

Hầu hết trẻ có thể lật người từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp hoặc ngược lại khi con được khoảng 4 tháng tuổi. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ có thể tự di chuyển bằng cách lật người liên tục từ chỗ này sang chỗ khác. Lúc này ba mẹ có thể thấy cơ bụng của con đang dần hoàn thiện, đủ khỏe để thực hiện hành động này mỗi ngày.

Bắt đầu bò, trườn

Khi con được khoảng 3 – 4 tháng tuổi, con nằm sấp và có thể biết cách nâng ngực lên bằng cánh tay, đây là nền tảng để con thực hiện hành động bò, trườn. Trong khoảng từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, con bò trườn mỗi ngày và hoàn thiện kỹ năng này vào cuối tháng thứ 9. Khoảng thời gian này, ba mẹ sẽ thấy con năng động hơn, các cơ bắp của con dần khỏe mạnh để có thể đứng và bước đi.

Ngồi

Hành động ngồi xuất hiện khi con được khoảng 4 tháng tuổi. Con có thể giữ được tư thế ngồi của mình nếu có sự hỗ trợ của ba mẹ hoặc người thân. Đến khi con được 6 tháng tuổi, con có thể hoàn toàn tự ngồi mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Sau thời gian, con sẽ ngồi vững hơn, thời gian ngồi lâu hơn. Cuối cùng, khi con được 1 tuổi, con có thể chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn các cách hết buồn ngủ khi đang học

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi mà ba mẹ cần biết
Con có thể hoàn toàn tự ngồi mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai khi con được 6 tháng tuổi

Con biết đứng

Vào thời điểm con được 3 tháng tuổi, con sẽ có phản xạ co chân giống như đang bước đi khi được ba, mẹ giữ con đứng thẳng. Đến tháng thứ 4, con mới bắt đầu đẩy chân xuống mặt đất khi được ba, mẹ đặt trên một mặt phẳng nào đó. Đến tháng thứ 6, con đã có thể đứng vững và có thể nhún nhảy khi có sự hỗ trợ của người thân. Vào khoảng cuối tháng thứ 9, con đã có thể tự vịn vào các vật dụng cố định trong phòng để thực hiện hành động đứng dậy tại chỗ. Cho đến khi con ở giai đoạn từ 10 – 11 tháng tuổi, con mới dần hoàn thiện bước đi khi bám vào đồ vật trong phòng hoặc nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ. Khi con được 1 tuổi, con đã có thể tự mình đứng dậy mà không cần sự hỗ trợ và con đang dần cố gắng tập bước đi.

Con đi những bước đi đầu tiên

Sau khi con đã tự mình đứng vững, con sẽ bắt đầu hành trình tập đi của mình. Khoảng cuối tháng 11, con đã có thể tự bước đi nếu được ba, mẹ hỗ trợ. Đến khi con được 1 tuổi, con có thể bước được những bước đi đầu tiên của mình. Đây là mốc phát triển của trẻ quan trọng và đáng nhớ nhất trong quá trình phát triển của con.

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi mà ba mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia): Nguyên nhân và liệu pháp chữa trị

Con biết bước đi những bước đầu tiên là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Những lưu ý cho ba mẹ chăm con trong giai đoạn 0 – 1 tuổi

Trong hành trình nuôi dưỡng con từ khi con sinh ra cho đến khi con được 1 tuổi, ba mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên cho con vận động thô bạo như đung đưa trên đầu gối, tung con lên không trung,…
  • Không được để con nằm sấp khi ngủ vì có nguy cơ con bị ngạt khí.
  • Không ngủ chung giường cùng con tránh nguy cơ con bị đè.
  • Không sử dụng chăn mền quá dày để chắn xung quanh vị trí ngủ của con.
  • Không rung lắc con khi chơi đùa cùng con. Nếu ba mẹ cần đánh thức con, hãy cù nhẹ vào chân con hoặc thổi nhẹ vào má con.

Trên đây là các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi mà các bậc ba mẹ cần biết. Trong quá trình nuôi dưỡng con, ba mẹ cần biết rằng sự phát triển của con không phải là cuộc đua và con không cần thiết phải đạt được tất cả các cột mốc tăng trưởng theo đúng dự kiến. Hãy quan sát và cùng con lớn khôn ba mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *