Với phụ nữ thì sức khoẻ sàn chậu rất quan trọng, đặc biệt với những chị em có kế hoạch chuẩn bị sinh em bé thì cần kiểm tra chức năng sàn chậu thật cẩn thận. Vậy khám sàn chậu là gì?
Bạn đang đọc: Khám sàn chậu là gì? Cách bảo vệ sức khỏe vùng chậu của phụ nữ sau sinh
Sức khỏe sàn chậu ít người quan tâm đến vậy nên có những bệnh tật ở vùng này mà rất khó để điều trị kịp thời. Đặc biệt với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thì cần phải tích cực theo dõi tình trạng sàn chậu của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khám sàn chậu và bật mí một số phương pháp để bảo vệ sức khỏe sàn chậu.
Contents
Khám sàn chậu là gì?
Sàn chậu là khối gân cơ, dây chằng nâng đỡ và vận động chức năng của các cơ quan vùng bụng gồm ruột, bàng quang, tử cung, trực tràng và giúp cho các cơ quan này không sa ra khỏi âm đạo. Vậy nên sàn chậu đóng vai trò rất quan trọng để duy trì chức năng của ống sinh trong chuyển dạ, hoạt động tình dục, đường tiểu dưới và tiêu hoá dưới.
Các bệnh lý sàn chậu thường xuất hiện ở phụ nữ bởi nữ giới phải mang thai, sinh nở, đối mặt với giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vậy nên buộc phải khám sàn chậu để phụ nữ có thể bảo vệ được sức khoẻ của bản thân. Các chuyên gia sản khoa khuyến khích chị em nên khám hậu sản và sàn chậu vào thời điểm 4 – 6 tuần sau sinh hay trước 3 tháng sau sinh.
Các bác sĩ sẽ thăm khám một cách tổng quát để kiểm tra cân nặng, đường huyết, huyết áp nếu phụ nữ lúc mang thai mắc phải các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. Ngoài ra bạn cũng được thăm khám âm đạo, vùng chậu, thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nếu xuất hiện các tổn thương. Đặc biệt một số trường hợp sẽ được chỉ định xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu sau sinh, phân tích nước tiểu, siêu âm kiểm tra tử cung, soi huyết tương trắng.
Từ những chỉ số xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng sàn chậu trong thời kỳ mang thai và sau sinh để phụ nữ bảo vệ tốt sức khỏe bản thân. Việc thăm khám và dựa trên đánh giá của bác sĩ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng cũng như hỗ trợ quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Rối loạn chức năng sàn chậu có nguy hiểm không?
Có thể thấy rối loạn chức năng sàn chậu là bệnh lý dễ gặp ở những phụ nữ. Bởi nhiều người còn cảm thấy lạ lẫm và thắc mắc khám sàn chậu là gì cho nên khá nhiều chị em bỡ ngỡ khi mắc bệnh. Một khi chức năng sàn chậu bị rối loạn thì bạn sẽ gặp các vấn đề như són tiểu, đi tiểu đau, táo bón, khó chịu khi quan hệ tình dục.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng mì chính có gây ung thư không?
Có nhiều nguyên nhân làm rối loạn sàn chậu, nó có thể xuất phát từ các sự kiện làm suy yếu cơ vùng chậu hoặc làm rách mô liên kết như mang thai, tăng cân quá mức, đái tháo đường thai kỳ, sinh con to, để nhiều lần, các chấn thương vùng chậu. Và dù là do nguyên nhân nào thì bạn phải kịp thời thăm khám và điều trị:
- Thuốc: Sau khi đánh giá chức năng sàn chậu, tuỳ thuộc vào mức độ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ để điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu.
- Phẫu thuật: Nếu mức độ rối loạn chức năng sàn chậu cho kết quả sa trực tràng thì buộc phải phẫu thuật là giải pháp được khuyến khích lúc này.
Chức năng sàn chậu bị rối loạn có thể điều trị được và việc tự chăm sóc tại nhà cũng mang lại kết quả hồi phục rất hiệu quả. Bạn nên chú ý để thói quen sinh hoạt, tránh rặn khi đi vệ sinh, tắm nước ấm và tập luyện yoga đều đặn để thư giãn cơ sàn chậu.
Bảo vệ sức khỏe vùng chậu của phụ nữ sau sinh
Sau khi giải đáp được thắc mắc khám sàn chậu là gì ta cần tìm hiểu về cách tự bảo vệ sức khoẻ sàn chậu của chị em. Đặc biệt ở giai đoạn sau sinh, muốn cơ sàn chậu không bị suy giảm chức năng thì nên tăng cường tập luyện các dạng bài tập sau:
- Bài tập Kegel: Đây là bài tập gồm các tư thế giúp co và thư giãn rất tốt cho vùng cơ sàn chậu. Sau khi tập luyện nhuần nhuyễn bài tập này, chắc hẳn bạn sẽ giảm bớt tình trạng tiểu són. Với các mẹ bầu thì nên thực hiện bài tập Kegel ở tháng thứ 4 thai kỳ. Bạn chỉ cần ngồi quỳ trên sàn, mông đặt lên hai gót chân, giữ thẳng lưng. Sau đó hít sâu để co các cơ sàn chậu lại trong 5 giây, tiếp tục thở ra để thả lỏng và lặp lại các thao tác này.
- Bài tập Split Tabletop: Với bài tập này sẽ giúp bạn kích hoạt cơ hông và cơ sàn chậu. Bạn nên nằm thẳng trên thảm tập, chân co lên đùi để vuông góc với sàn, cẳng chân song song với sàn đồng thời hai tay duỗi thẳng để cạnh hông. Siết chặt vùng cơ bụng và giữ hai chân chạm vào nhau. Từ từ tách hai chân đến vị trí bạn cảm thấy thoải mái cũng như khép chân về lại vị trí ban đầu. Kiên trì tập luyện sẽ khiến bạn cảm thấy bài tập có tác dụng rất hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
Ngoài những bài tập kể trên, bạn có thể tham khảo thêm bài tập Squat, bài tập Bridge, các tư thế yoga phục vụ cho vùng sàn chậu. Bạn nên kiên trì rèn luyện cũng như tập vừa sức. Nếu đang mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ, phụ nữ sau sinh không nên vội vàng luyện tập trong giai đoạn ăn kiêng.
Trên đây là những chia sẻ về khám sàn chậu là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về sức khỏe sàn chậu, chủ động thăm khám và có phương pháp tập luyện, điều chỉnh sao cho thật khoa học.