Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có những giai đoạn biếng ăn, bỏ ăn. Điều này có khả năng khiến trẻ bị nhẹ cân, thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa. Lúc này, biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng chính là bổ sung kẽm và lysine cho trẻ đúng cách.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn mẹ cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ hiệu quả nhất
Cả kẽm và lysine đều là những dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi kẽm và lysine trong cơ thể bị thiếu hụt, trẻ sẽ gặp phải nhều vấn đề sức khỏe như ăn không ngon, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị dị ứng,… Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm và lysine, cha mẹ cũng không vội vàng bổ sung thiếu kiểm soát mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách bổ sung phù hợp với độ tuổi.
Contents
Vai trò của kẽm và lysine đối với trẻ
Trước khi tìm hiểu cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ hiệu quả, chúng ta cần biết được kẽm và lysine có công dụng gì đối với cơ thể trẻ nhỏ.
Kẽm và lysine bộ đôi dưỡng chất giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh, năng động. Kẽm là thành phần quan trọng tham gia tích cực vào các enzyme khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và phân chia tế bào. Kẽm giống như là lá chắn, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của bé chống lại những tác nhân gây hại lẫn chất độc hại. Bên cạnh đó, kẽm còn góp phần vào sự phát triển thể chất của trẻ với vai trò là chất xúc tác giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
Trong khi đó, lysine là một loại axit amin thiết yếu đối với quá trình phát triển và luân chuyển của các tế bào ở trẻ nhỏ. Cơ thể con người không tự sản xuất được lysine nên nguồn cung cấp lysine từ thực phẩm bên ngoài là rất cần thiết.
Lysine giúp củng cố hệ thống miễn dịch. Khi được bổ sung đầy đủ, lysine là chất xúc tác để sản xuất kháng thể, xây dựng nên hàng rào phòng thủ mạnh mẽ giúp bé yêu chống lại bệnh tật. Mặt khác, lysine còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Không dừng lại đó, lysine còn đóng vai trò tích cực trong việc hấp thụ canxi của cơ thể, giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu.
Biểu hiện trẻ thiếu kẽm và lysine
Như đã đề cập bên trên, kẽm và lysine là hai dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với quá trình phát triển và khôn lớn của trẻ. Khi cơ thể thiếu hụt kẽm và lysine, cha mẹ sẽ nhận thấy bé yêu có các biểu hiện sau đây:
Chán ăn, ăn không ngon
Dấu hiệu điển hình nhất của tình trạng thiếu kẽm và lysine là trẻ chán ăn. Cơ thể thiếu kẽm và lysine sẽ dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Nếu không sớm cải thiện bằng cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ, tình trạng chán ăn sẽ khiến cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó dẫn đến hàng loạt tác động tiêu cực đến cân nặng và sức khỏe tổng thể.
Rối loạn tiêu hóa
Thiếu kẽm và lysine khiến trẻ gặp phải các triệu chứng táo bón, nôn mửa, chướng bụng, khó tiêu. Một khi hệ thống tiêu hóa bị rối loạn sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hệ thống miễn dịch bị tổn hại là rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Điều đáng nói là thiếu kẽm và lysine lại chính là nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus gây hại xâm nhập, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Vết thương chậm lành, thường xuyên bị dị ứng
Thiếu kẽm và lysine có thể cản trở khả năng tự sửa chữa hiệu quả của cơ thể. Hơn nữa, khả năng dễ bị dị ứng cũng ngày càng tăng.
Trẻ quấy khóc, khó chịu
Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và lysine còn biểu hiện ở tình trạng thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh và khó chịu. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thay đổi hành vi nhưng thiếu kẽm và lysine cũng là nguyên nhân cần được xem xét. Lúc này, việc bổ sung kẽm và lysine cho trẻ có thể là một trong những giải pháp cha mẹ cần cân nhắc thực hiện.
Cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ hiệu quả
Dưỡng chất chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được bổ sung đúng cách. Bổ sung kẽm và lysine cho trẻ thế nào hiệu quả là điều mà cha mẹ cần quan tâm.
Bổ sung kẽm và lysine cho trẻ từ sữa mẹ
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ, nhất là sữa non được xem là nguồn thực phẩm vàng để bổ sung kẽm và lysine. Khi bé lớn hơn, cha mẹ hãy tăng cường bổ sung kẽm và lysine thông qua các thực phẩm giàu kẽm và lysine vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm thịt gà, thịt cừu, cá ngừ, tôm, trứng, ngũ cốc và đậu.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ?
Bổ sung kẽm và lysine cho trẻ từ thực phẩm
Có rất nhiều thực phẩm giàu kẽm và lysine mẹ có thể lên thực đơn mỗi ngày. Mẹ có thể sử dụng trứng, cừu, thịt gà, thịt lợn, tôm,… để đa dạng các món cháo hay thức ăn dặm cho bé. Mặt khác, mẹ cũng có thể thay đổi món ăn từ đậu nành, đậu trắng, đậu phụ, rau bina và bông cải xanh xào với bơ tỏi giúp trẻ được kích thích vị giác. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống. Hãy đảm bảo bữa ăn của trẻ đầy đủ protein, vitamin, tinh bột, chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy bé yêu phát triển.
Bổ sung kẽm và lysine cho trẻ từ thực phẩm bổ sung
Nếu bổ sung kẽm và lysine cho trẻ từ nguồn thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu, mẹ hãy cân nhắc bổ sung các dưỡng chất này từ sản phẩm bên ngoài. Các thực phẩm bổ sung này được thiết kế để tăng cường lysine và kẽm phù hợp với nhu cầu trong từng độ tuổi. Tuy nhiên, trước khi bổ sung kẽm và lysine cho trẻ từ sản phẩm bên ngoài, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng cùng cách sử dụng thích hợp, đảm bảo an toàn cho bé yêu của bạn.
Kẽm và lysine có uống cùng lúc được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể vì kẽm và lysine không tương tác hay kiềm chế lẫn nhau, ngược lại chúng đồng thời bổ sung và hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
>>>>>Xem thêm: Cách xử trí và phòng ngừa trong trường hợp bị dị ứng cá biển
Tuy nhiên, mẹ nên biết được thời điểm nào tốt nhất để bổ sung kẽm và lysine. Theo bác sĩ chuyên khoa, kẽm và lysine nên bổ sung trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để đảm bảo các hoạt chất này phát huy hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của kẽm và lysine cũng như cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ được tối ưu. Hãy nhớ, những năm tháng đầu đời của trẻ rất cần được cha mẹ quan tâm và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.