Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Sốt xuất huyết Dengue hay còn gọi là sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền do muỗi vằn thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Bạn đang đọc: Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My – Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm – hiện công tác tại trung tâm Tiêm chủng KenShin. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Trực tiếp tham gia nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội. Hiện Bác sỹ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Hãy cùng tìm hiểu từ chuyên gia một số hỏi đáp thường gặp về Bệnh Sốt xuất huyết.

Contents

Sốt xuất huyết Dengue là gì và nó được gây ra bởi loại vi rút nào?

Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do vi rút Dengue gây nên qua trung gian muỗi Aedes Aegypti.

Vi rút Dengue có 4 type từ D1 đến D4. Vi rút Dengue thuộc Flavivirus họ Flaviridae.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do vi rút Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue lây truyền như thế nào?

Muỗi cái hút máu và truyền bệnh vào sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu người, muỗi A. aegypti cái có thể truyền bệnh ngay. Nếu không, lượng máu đọng lại và vi rút tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa và tuyến nước bọt của muỗi, chờ dịp tấn công sang người khác.

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue?

Muỗi cái thường đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước như chum, vại, bể, lọ hoa… hơn nữa trứng của muỗi A. aegypti có thể chịu đựng ở điều kiện khô ráo tới 6 tháng. Ấu trùng muỗi tăng trưởng rất tốt ở nhiệt độ 25 đến 32 độ, đồng thời muỗi A. aegypti phát triển quanh năm, đặc biệt phát triển mạnh vào mùa nóng, có mưa.

Bệnh lưu hành ở vùng Nhiệt đới, dịch bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở vùng đô thị hoặc khu dân cư đông đúc.

Thời điểm muỗi đốt, cắn vào sáng sớm và chiều tối, nên biện pháp phòng ngừa là màn, mùng ngủ ít có hiệu quả.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue là gì?

Các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue gồm:

  • Sốt. Kèm đau đầu, đau nhức 2 hốc mắt, đau mỏi người, cơ khớp.
  • Có thể sưng hạch, phát ban sát sẩn, hoặc ban dạng sởi.
  • Có dấu hiệu dây thắt.
  • Xuất huyết dưới da, niêm mạc như chảy máu cam, chân răng, dưới kết mạc, phụ nữ thì rong kinh, hành kinh sớm…
  • Xuất huyết nội tạng: Nôn ra máu, đại tiện phân đen, lỏng nát.
  • Gan to, tràn dịch ở các màng bụng, phổi… thường được phát hiện qua siêu âm.
  • Với những ca nặng, có biểu hiện tiền sốc, sốc: Đau tức nhiều vùng Gan, tổn thương gan cấp, vật vã, li bì, kích thích. Tiểu ít, chân tay lạnh, Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, Huyết áp hạ, tụt, kẹt…

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Xuất huyết dưới da là triệu chứng thường có ở người bệnh sốt xuất huyết

Làm thế nào để phân biệt giữa sốt xuất huyết Dengue và các bệnh sốt khác?

  • Giai đoạn sớm: Rất khó để phân biệt giữa sốt xuất huyết và các Bệnh do vi rút khác, vì chúng đều có đặc điểm giống nhau: Sốt cao, sốt tăng về chiều, đêm, kèm đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp….
  • Giai đoạn muộn: Các biểu hiện tại các cơ quan, bộ phận: Xuất huyết (Sốt Xuất huyết), Tay Chân Miệng (Bệnh Tay Chân Miệng), Ban dạng Sởi (Sởi), dạng Dát (Rubella), Mụn nước ngoài da (Thủy đậu), Sưng tuyến nước bọt sau tai (Quai bị)….

Người bệnh sốt xuất huyết Dengue cần đến bác sĩ khi nào?

  • Vì bệnh sốt xuất huyết không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Các thể bệnh nhẹ, không nặng, chỉ cần tự điều trị tại nhà như dùng hạ sốt, bù nước và điện giải qua đường uống, nghỉ ngơi…
  • Tuy nhiên với những trường hợp nặng như: Không đáp ứng với thuốc hạ sốt, có các dấu hiệu của nôn ói nhiều, đau tức bụng vùng Gan, hay có các triệu chứng của tiền sốc, sốc như người bồn chồn, vật vã, li bì, kích thích… bắt buộc bạn phải tới gặp bác sĩ.

Phương pháp chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue là gì?

Lâm sàng: Sốt, xuất huyết, Gan to, các biểu hiện của tiền sốc, hay sốc.

Xét nghiệm:

  • Những ngày đầu, Phân lập vi rút Den. Có thể sử dung kháng nguyên vi rút Dengue: NS1.
  • Huyết thanh chẩn đoán: Từ khoảng ngày 5 trở đi: Kháng thể Dengue, IgM.
  • Phương pháp phân tử gen: PCR. Độ nhạy, độ đặc hiệu cao.
  • Tăng cô đặc máu: Hematocrite: tăng trên 20% so với giá trị bình thường.
  • Tiểu cầu giảm dưới 100.000 tế bào/ml.

Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều táo đỏ có tốt không? Một số lưu ý cần biết khi ăn táo đỏ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My
Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue có thể gây tử vong không?

Với những thể nặng, tiền sốc, sốc… nếu không phát hiện và xử trí đúng, kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể rơi vào trình trạng nguy hiểm tới tính mạng – Tử vong.

Làm thế nào để điều trị sốt xuất huyết Dengue?

Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng kèm theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nặng, để phát hiện ra các dấu hiệu nguy hiểm như tiền sốc, sốc nhằm đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.

Hiện nay Bộ Y Tế đã có quyết định 2760 ban hành ngày 07/04/2023, hướng dẫn chi tiết cho chẩn đoán, xử trí bệnh Sốt xuất huyết.

Có vắc xin nào để phòng tránh sốt xuất huyết Dengue không?

Hiện nay tại Việt Nam, chưa có vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết.

Hoa kỳ: Đã có vắc xin, tuy nhiên quy định sử dụng rất ngặt nghèo: Người tiêm phải đã từng bị bệnh sốt xuất huyết. Lứa tuổi sử dụng: từ 9 – 16 tuổi…

Tác động của sốt xuất huyết Dengue đối với trẻ em là gì?

Tại các vùng dịch sốt xuất huyết lưu hành: Chủ yếu mắc bệnh trên trẻ em.

Ở nước ta, các tỉnh phía Nam: Bệnh quanh năm, ưu thế vào những tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Phần lớn lứa tuổi mắc bệnh là trẻ em.

Như vậy, tại nước ta, trẻ em luôn có nguy cơ cao mắc bệnh Sốt xuất huyết.

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người trong gia đình hoặc cộng đồng?

Do chưa có phương pháp phòng đặc hiệu (Vắc xin) nên chủ yếu dựa vào phòng chống Véc tơ truyền bệnh:

  • Biện pháp tác động môi trường: Giảm thấp nhất sự sinh sôi của muỗi A.aegypti như cải tạo môi trường, nâng cấp hệ thống cấp nước để tránh dự trữ nước vào chum, vại, lu,… hủy hoại các ổ bọ gậy muỗi có thể cư trú, sinh sống, diệt bọ gậy bằng các biện pháp sinh học, hóa chất.
  • Dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân: Màn, Rèm tẩm hóa chất, quần áo chống muỗi, hương muỗi, bình xịt côn trùng…

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Cần có các biện pháp tác động lên môi trường sống hạn chế nơi sinh sống của muỗi vằn

Sốt xuất huyết Dengue có thể tái phát không?

Vi rút Dengue có 4 type huyết thanh: DEN – 1 đến DEN – 4. Miễn dịch do bệnh mang lại không bền vững, bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể bị nhiễm lại hoặc nhiễm các type DEN khác.

Người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể tự chăm sóc ở nhà không?

Hầu hết các thể nhẹ đều có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ các biểu hiện nặng, để cần đưa người bệnh tới điều trị tại cơ sở y tế.

Đối với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết Dengue có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu phụ nữ mang thai bị bệnh, nguy cơ xảy ra sảy thai, thai lưu, sinh non… Nguy cơ với em bé, hiện chưa có dữ liệu khoa học.

Có những hậu quả sức khỏe kéo dài nào người bệnh cần theo dõi sau khi đã khỏi bệnh không?

Cần theo dõi hệ Tuần hoàn, Hô hấp vì có thể có nhịp tim chậm, loạn nhịp, hoặc suy hô hấp do quá tải dịch truyền.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự lan truyền của sốt xuất huyết Dengue là gì?

  • Hệ quả của biến đổi khí hậu, làm tăng nguy cơ hiện diện, lan truyền các ổ véc tơ gây bệnh – muỗi A. aegypti, đó chính là căn nguyên làm tăng các vụ dịch, và bệnh dịch xảy ra quanh năm.
  • Đô thị hóa, làm tăng cư dân, tăng số cộng đồng sinh sống do đó càng làm tăng nguy cơ xảy ra và lưu hành dịch bệnh Sốt Xuất huyết.

Có tổ chức nào cung cấp thông tin và hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue không?

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Y tế công lập và tư nhân.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm huyết đồ là gì? Vì sao phải làm xét nghiệm huyết đồ?

Bác sĩ Nguyễn Văn My – Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm

Trên là một số thông tin về bệnh Sốt xuất huyết được chuyên gia giải đáp. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh Sốt xuất huyết Dengue, các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa. Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Văn My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *