Điện não đồ giấc ngủ là một thử nghiệm vô cùng hữu ích để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh động kinh. Vậy điện não đồ giấc ngủ là gì? Các bước ghi điện não đồ giấc ngủ và ý nghĩa kết quả điện não đồ như thế nào?
Bạn đang đọc: Điện não đồ giấc ngủ là gì? Các bước ghi điện não đồ giấc ngủ
Một kết quả điện não đồ bình thường có thể chưa chắc chắn rằng người bệnh không mắc phải bệnh động kinh. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện điện não đồ lúc mệt mỏi hoặc khi đang ngủ. Vậy điện não đồ giấc ngủ là gì? Ý nghĩa kết quả của điện não đồ giấc ngủ như thế nào trong chẩn đoán bệnh động kinh.
Contents
Tìm hiểu chung về điện não đồ
Chắc hẳn, có nhiều người đã từng thực hiện đo điện não đồ nhưng lại không biết điện não đồ là gì và tác dụng của phương pháp này là gì? Theo đó, điện não đồ (EEG) là một kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng nhiều trong y học để thăm khám, đo lường các loại sóng điện cũng như hoạt động điện trong não bộ.
EEG là một dạng chẩn đoán hình ảnh, thông qua các tấm điện cực có chất liệu kim loại được dán trên da đầu giúp tạo ra các xung điện để các tế bào não liên hệ và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tấm điện cực được đặt ở bề mặt vỏ não hoặc trong chất não.
Hoạt động điện sẽ biến đổi thành sóng não nhờ điện cực, đồng thời một máy đa âm sẽ chịu trách nhiệm ghi lại các đợt sóng não này và truyền đến màn hình máy tính kết nối. Bác sĩ sẽ dựa vào những hình ảnh sóng não đã thu được để tìm ra dấu hiệu bất thường hoặc các bệnh lý liên quan đến não bộ.
Kết quả đo điện não đồ giúp bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu rối loạn chức năng của não:
- Thăm khám và chẩn đoán theo dõi chứng rối loạn co giật hoặc chứng động kinh.
- Hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán tình trạng chết não.
- Đánh giá mức độ tỉnh của bệnh nhân khi được gây mê.
Bên cạnh đó, điện não đồ giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như:
- Rối loạn giấc ngủ;
- Sa sút trí nhớ;
- Sự xuất hiện của khối u não;
- Viêm não;
- Rối loạn chức năng não bộ;
- Đột quỵ;
- Não bị tổn thương do va đập ở vùng đầu.
Một số phương pháp điện não đồ thường được áp dụng trong y học như:
- Điện não đồ thường quy;
- Điện não đồ video;
- Điện não đồ giấc ngủ;
- Điện não đồ định vị;
- Điện não đồ vỏ não.
Trong các phương pháp đo điện não đồ kể trên thì điện não đồ thường quy được sử dụng phổ biến nhất trong ngành y.
Điện não đồ giấc ngủ là gì?
Ở người bình thường, não bộ sẽ phát ra các tín hiệu điện đến từ các tế bào thần kinh và tế bào não để giúp dẫn truyền thông tin của toàn bộ cơ thể cho nhau. Những tín hiệu này có thể được phát hiện ra và ghi lại bởi điện não đồ.
Điện não đồ giấc ngủ thực chất là một nghiệm phát hoạt hóa điện não đồ thông thường khi người bệnh đang trong trạng thái mệt mỏi hoặc đang khi ngủ.
Đo điện não giấc ngủ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ và chẩn đoán bệnh:
- Bệnh động kinh: Đây là một bệnh lý xảy ra ở não bộ gây ra các cơn co giật và làm thay đổi hoạt động thần kinh. Cơn động kinh diễn ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm bệnh lý về não, chấn thương đầu, rối loạn chuyển hóa hoặc yếu tố di truyền.
- Bệnh động kinh khi ngủ (sleep seizures): Đây là một dạng động kinh cục bộ xảy ra khi người bệnh đang ngủ.
Tìm hiểu thêm: Top 5 sản phẩm men vi sinh cho bé: Tiêu chí chọn loại men vi sinh chất lượng
Cách bước ghi điện não giấc ngủ
Thời điểm người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ hoặc giai đoạn bắt đầu đi vào giấc ngủ là cơ hội để phát hiện ra những hoạt động bất thường của não bộ. Do vậy, việc kiểm tra điện não đồ sẽ được thực hiện sau khi người bệnh được yêu cầu thức khuya hoặc cần phải thức trắng cả đêm hôm trước.
Phương pháp này được thực hiện trong cùng một cách tương tự như điện não đồ thông thường. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành đo điện não là lúc người bệnh đang ngủ hoặc sau khi bị “mất ngủ”.
Bên cạnh đó, đối với dạng bệnh động kinh chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, người bệnh cần phải ở lại bệnh viện để được thực hiện đo điện não giấc ngủ liên tục trong suốt một đêm thì mới có thể chẩn đoán ra bệnh.
Ghi điện não giấc ngủ được tiến hành như sau:
- Kiểm tra người bệnh: Cần kiểm tra xem người bệnh đã ngủ chưa cùng với tình trạng sức khỏe trước khi tiến hành.
- Tư thế ngủ của người bệnh: Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm.
- Điều dưỡng mắc các nút điện cực theo vị trí chuẩn.
- Test chuẩn máy điện não đồ.
- Tiến hành ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, theo dõi và ghi lại các sóng điện não ở 4 giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, theo dõi hiện tượng động mắt hoặc không trong quá trình ngủ (có khoảng 75 – 90% không động mắt trong quá trình ngủ).
- In bản ghi điện não ra giấy.
- Đọc kết quả điện não đồ (chú ý đến hiện tượng động mắt và các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ).
Ngoài ra, trong quá trình ghi điện não đồ giấc ngủ cần theo dõi:
- Sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình ghi;
- Quan sát bệnh nhân để phát hiện nhiễu bản ghi;
- Có xuất hiện cơn co giật trong quá trình ghi;
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường nguy hiểm về bệnh ở người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm khác nhau ở những điểm nào?
Ý nghĩa kết quả điện não đồ giấc ngủ
Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả điện não đồ giấc ngủ để đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh lý ở người bệnh.
Một kết quả điện não đồ bình thường sẽ cho thấy được các hoạt động điển hình từ não bộ. Tuy nhiên, đối với nhiều dạng động kinh, bệnh nhân chỉ có các hoạt động bất thường trong thời gian xuất hiện cơn động kinh và nếu đo điện não đồ ở thời điểm không có cơn động kinh thì kết quả điện não đồ là bình thường. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác.
Trong trường hợp kết quả điện não đồ bất thường sẽ cho thấy được những bất thường của hoạt động điện não. Có nhiều bệnh nhân động kinh có kết quả điện não đồ bất thường ở mọi thời điểm, không chỉ là lúc đang xuất hiện cơn động kinh.
Tuy nhiên, có một vài số ít người bệnh không bao giờ xuất hiện cơn động kinh và cũng không thể hiện điều bất thường trên điện não đồ. Đồng thời, những người không mắc bệnh động kinh vẫn thấy xuất hiện những bất thường của hoạt động điện trong não bộ. Vì thế, nếu người bệnh có biểu hiện được cho là co giật kèm theo một kết quả điện não đồ bất thường thì được chẩn đoán có khả năng cao mắc bệnh động kinh. Trong khi đó, một kết quả điện não đồ bất thường không nhất thiết là người bệnh có bệnh động kinh và một kết quả điện não đồ bình thường cũng không thể loại trừ được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
Tóm lại, điện não đồ giấc ngủ là một nghiệm pháp chẩn đoán một số dạng bệnh động kinh chỉ xuất hiện trong thời điểm người bệnh đang mệt mỏi hoặc đang ngủ. Dựa vào kết quả điện não đồ cùng với một số xét nghiệm và dấu hiệu thực thể khác mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh lý của người bệnh.