Nhiễm trùng phổi là căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tình trạng này có thể gây nhiều tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, do thông tin cũng như kiến thức về bệnh nhiễm trùng phổi chưa được chú trọng nên thường bị xem nhẹ bỏ qua.
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng phổi và những vấn đề liên quan cần biết
Nhiễm trùng phổi là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương cho cơ thể dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với các mức độ khác nhau, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Contents
Nhiễm trùng phổi là gì?
Nhiễm trùng phổi là tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi tác nhân gây hại (virus, vi khuẩn, nấm) xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiễm trùng phổi có thể bao gồm những tình trạng sau: Viêm phổi, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.
Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của người bệnh, nhiễm trùng phổi có thể nhẹ nhưng cũng có trường hợp rất nặng. Đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu hay mắc bệnh mãn tính như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng phổi
Như đã đề cập viêm phổi, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản là ba loại nhiễm trùng phổi phổ biến thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong đó:
Những vi sinh vật chịu trách nhiệm về viêm phế quản bao gồm:
- Các loại virus như: Virus cúm hay virus hợp bào hô hấp – RSV.
- Các vi khuẩn như: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae và Bordetella.
Những vi sinh vật phổ biến chịu trách nhiệm cho bệnh viêm phổi gồm:
- Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae sau đó tới Haemophilus influenzae và Mycoplasma pneumoniae.
- Các loại virus như: Virus cúm hay RSV.
Hiếm có trường hợp nhiễm trùng phổi do nấm gây ra. Tuy nhiên một số loại nấm như: Histoplasma capsulatum, Pneumocystis jirovecii hoặc Aspergillus cũng có khả năng gây ra nhiễm trùng phổi. Nhiễm trùng phổi do nấm chỉ phổ biến ở những đối tượng bị ức chế miễn dịch như: HIV, ung thư hoặc do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Triệu chứng nhiễm trùng phổi
Triệu chứng của nhiễm trùng phổi có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể của người bệnh và nguyên nhân gây nhiễm trùng. Nếu không may bị nhiễm trùng phổi, bạn có thể gặp những triệu chứng phổ biến như:
Ho nhiều đờm
Phản xạ ho giúp loại bỏ các chất đờm nhầy do viêm đường hô hấp và phổi tạo ra. Lượng đờm này có các màu như: Trắng đục, xanh lá, vàng xám, hồng, đỏ và cũng có thể chứa máu. Tình trạng ho có thể tiếp tục kéo dài trong vài tuần ngay cả khi những triệu chứng khác đã được cải thiện.
Đau ở ngực, cơ bắp và lưng
Cảm giác đau ngực do nhiễm trùng phổi sẽ xuất hiện đột ngột và gây cảm giác nhói. Cơn đau ở ngực có xu hướng xấu đi khi thở sâu hoặc ho. Cơ bắp và lưng cũng sẽ bị đau khi người bệnh bị nhiễm trùng phổi. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng gây viêm trong cơ bắp dẫn đến đau nhức khắp cơ thể. Thỉnh thoảng các cơn đau còn xuất hiện ở lưng trên và lưng giữa.
Sốt
Sốt là cơ chế của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể bình thường là vào khoảng 37℃. Khi bị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, bạn sẽ bị sốt cao và nhiệt độ có thể lên đến 40,5℃ – mức cực kỳ nguy hiểm. Bất kỳ cơn sốt nào trên 38,9℃ còn dẫn đến nhiều triệu chứng khác như: Đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, mất nước, đau đầu, suy nhược. Vì vậy, bạn nên đi khám nếu thân nhiệt vượt quá 38,9℃ hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.
Chảy nước mũi
Chảy nước mũi và một số triệu chứng giống cúm như hắt hơi cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng phổi mà cụ thể hơn là bệnh viêm phế quản.
Tìm hiểu thêm: Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?
Khó thở, thở khò khè
Khi bị nhiễm trùng phổi bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, thở rất khó khăn hoặc đôi lúc không thể thở được. Bên cạnh đó khi thở ra, bạn có thể nghe thấy một số âm thanh khò khè. Đây là kết quả của việc đường thở bị thu hẹp hay viêm gây bít tắc.
Mệt mỏi
Bạn thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi cơ thể chống lại nhiễm trùng phổi. Vì vậy, nghỉ ngơi là điều rất quan trọng và cần thiết trong thời gian nhiễm bệnh.
Da và môi nhợt nhạt, tím tái
Khi bị nhiễm trùng phổi da, môi hoặc móng tay của người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện màu hơi xanh, nhợt nhạt hoặc tím tái do thiếu oxy.
Tiếng rít trong phổi
Một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp bác sĩ nhận biết nhiễm trùng phổi là âm thanh lách tách ở đáy phổi hay còn gọi là crackles bibasilar. Những âm thanh này được phát hiện bằng cách sử dụng ống nghe.
Điều trị nhiễm trùng phổi
Kháng sinh không có tác dụng đối với virus gây nhiễm trùng phổi vì vậy đa số bệnh nhân phải đợi cơ thể tự mình chống lại sự lây nhiễm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự loại bỏ nhiễm trùng phổi do virus theo thời gian. Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn.
Với tình trạng nhiễm trùng phổi do nấm sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm như: Voriconazole hoặc Ketoconazole. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau nhằm chống lại nhiễm trùng và giúp bản thân thoải mái hơn:
- Hạ sốt bằng cách uống acetaminophen hoặc ibuprofen;
- Uống nhiều nước;
- Thử dùng trà nóng với mật ong hoặc gừng;
- Súc miệng nước muối;
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp tạo độ ẩm trong không khí;
- Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định cho đến khi triệu chứng bệnh biến mất.
Với những trường hợp nhiễm trùng phổi nặng hơn, người bệnh sẽ cần phải nhập viện. Trong thời gian nằm viện, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, truyền dịch và điều trị hô hấp nếu bạn bị khó thở.
Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi
Để có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi những mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:
- Giữ vệ sinh thân thể, tắm rửa hàng ngày, rửa tay với dung dịch sát khuẩn thường xuyên nhất là những người có tính chất công việc đặc thù.
- Tránh chạm vào mặt hoặc miệng.
- Bổ sung đầy đủ, cân bằng các thành phần dinh dưỡng để giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh, ngăn ngừa các tác nhân gây hại ngay từ bên trong.
- Duy trì nếp sống lành mạnh, thiết lập chế độ vận động thể thao vừa nâng cao thể trạng vừa phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.
- Từ bỏ thói quen xấu như: Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử hay sử dụng nhiều các loại nước có gas, thức uống có cồn…
- Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc đồ dùng với người khác.
- Tránh những nơi đông người hoặc nơi virus dễ dàng lây lan.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 6 tháng một lần.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu mang thai đôi 1 trai 1 gái sớm nhất mẹ nên biết
Với những người có nguy cơ cao hơn như: Trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người hút thuốc, những người mắc bệnh mãn tính… cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng phổi là sử dụng một trong hai loại vaccine: Pneumococcal (PCV13) và Pneumococcal Polysaccharide (PPSV23).
Nhiễm trùng phổi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, mỗi người nên trang bị kiến thức cơ bản để tự chăm sóc tốt bản thân, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may bị nhiễm trùng phổi, bạn cần đi khám và điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ.