Steroid là một nhóm thuốc lớn được sử dụng trong y học phục vụ nhiều mục đích điều trị khác nhau và được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Vậy có nên tự ý sử dụng thuốc mỡ steroid bôi ngoài da hay không? Hãy tham khảo câu trả lời qua bài viết dưới đây của KenShin nhé.
Bạn đang đọc: Có nên tự ý sử dụng thuốc mỡ steroid bôi ngoài da hay không?
Kem bôi da hoặc thuốc mỡ steroid là những dạng bào chế được sử dụng rất phổ biến với tác dụng là điều trị những rối loạn về da như chàm, nổi mẩn… Tuy nhiên, hãy lưu ý là không phải ai cũng có thể tùy tiện sử dụng thuốc mỡ steroid mà không theo chỉ định của bác sĩ.
Contents
Nhóm thuốc steroid dùng tại chỗ
Steroid dùng tại chỗ là một nhóm thuốc chống viêm thường được sử dụng phổ biến để kiểm soát tình trạng viêm da cơ địa, eczema và các tình trạng viêm da khác. Thuốc có chứa steroid bôi ngoài da có thể tồn tại ở dạng kem, thuốc mỡ có chứa steroid, dung dịch, gel…, với nồng độ khác nhau. Khi sử dụng người bệnh cần bôi ngoài da, niêm mạc hoặc dùng để súc miệng.
Hầu hết các loại thuốc có steroid bôi lên da đều được bào chế dưới dạng hoạt chất đơn lẻ hoặc kết hợp với các hoạt chất khác như kháng sinh, kháng nấm và calcipotriol. Nói chung, thuốc steroid bôi ngoài da có tác dụng sau:
- Chống viêm.
- Ức chế miễn dịch.
- Chống tăng sinh tế bào.
- Co mạch.
Các loại steroid dùng tại chỗ khác nhau sẽ có hoạt lực hoặc độ mạnh của thuốc khác nhau. Độ mạnh của thuốc phụ thuộc vào cấu trúc phân tử đặc hiệu của hoạt chất, tỷ lệ hấp thụ của da nằm trong khoảng từ 0.25 đến 3%, lượng tác dụng đến tế bào đích, dạng bào chế…
Mặt khác, khi dùng thuốc có chứa steroid bôi ngoài da trên các vùng da khác nhau hấp thụ steroid ở mức độ khác nhau. Theo đó, những phần da được hấp thu nhiều thuốc nhất là: Mí mắt, vùng sinh dục, nếp gấp…, còn những phần ít hấp thu nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân…
Các dạng bào chế và chỉ định thường gặp của các loại thuốc steroid bôi ngoài da là:
- Thuốc có chứa steroid bôi ngoài da dạng kem, lotion: Phổ biến nhất, được sử dụng để bôi lên các tổn thương ở những vùng da nhẵn hoặc những vùng da có độ dày thương tổn ít.
- Thuốc mỡ steroid: Sử dụng trên vùng da khô và vùng không có lông, tóc. Thuốc này thường không chứa chất bảo quản nên ít gây kích ứng, dị ứng da nhưng làm tăng nguy cơ viêm nang lông, rôm sảy.
- Thuốc chứa steroid bôi ngoài da dạng gel và dung dịch: Dùng cho da có lông, tóc, có thể gây se khô, châm chích da và viêm.
Vì sao không nên tự ý sử dụng thuốc mỡ có chứa steroid bôi ngoài da
Thông thường, nếu thực hiện kê đơn thuốc chứa steroid bôi ngoài da, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kem steroid có nồng độ thấp nhất để xem cơ thể bệnh nhân phản ứng với thuốc như thế nào. Sau đó, nếu nồng độ thấp không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tăng hàm lượng steroid trong thuốc bôi steroid lên. Ví dụ, hydrocortisone (1%) thường là lựa chọn đầu tiên ở những bệnh nhân bị chàm lần đầu.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị màng não tủy cùng cụt: Chẩn đoán, chỉ định và quy trình phẫu thuật
Khi sử dụng thuốc steroid bôi ngoài da nên lưu ý là không nên sử dụng quá một tuần. Nếu liệu pháp sử dụng steroid bôi ngoài da không giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn thì nên sử dụng chế độ điều trị mới hoặc bổ sung liều lượng steroid hoặc phải thay đổi một phương pháp điều trị khác.
Việc lạm dụng thuốc steroid bôi ngoài da và sử dụng lâu dài có thể cực kỳ có hại. Các bác sĩ thường kê toa các loại kem bôi có chứa steroid cao để bệnh nhân sử dụng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như 1 tuần hoặc đôi khi lên đến 2 tuần nhưng không lâu hơn. Việc sử dụng bừa bãi các thuốc có chứa steroid bôi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng mỏng da, đổi màu da, rạn da… Khi sử dụng thuốc bôi có chứa steroid và phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay để được tư vấn và thay đổi phương pháp điều trị.
Thuốc chứa steroid bôi ngoài da có tác dụng phụ gì?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài thuốc steroid bôi ngoài da hoặc sử dụng steroid ở nồng độ không phù hợp với vùng da bị bệnh có thể kể đến như:
- Hội chứng Cushing: Xảy ra khi sử dụng lâu dài các steroid có hoạt lực mạnh như hơn 50g clobetasol propionate hoặc hơn 500g hydrocortisone mỗi tuần.
- Làm mỏng da và teo da.
- Vết rạn da ở nách, háng, bẹn.
- Chảy máu dưới da.
- Giãn mạch máu.
- Rậm lông, lông mọc dài ra.
- Khỏi phát tình trạng nhiễm trùng da: Chốc, nấm ngoài da, herpes, viêm nang lông do Malassezia, u mềm lây.
- Viêm da quanh miệng.
- Trứng cá đỏ do steroid gây ra.
>>>>>Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ bị sốt và hay bị giật mình?
- Tổn thương da sau khi ngừng dùng corticoid: Ngứa, châm chích…
- Vảy nến thể mủ.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng với steroid, tá dược, chất bảo quản.
- Nhiều loại mỹ phẩm trộn với steroid có thể gây viêm da phụ thuộc corticoid và các tác dụng phụ khác.
- Phụ nữ mang thai có thể sử dụng steroid bôi ngoài da ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, nhưng không nên sử dụng loại mạnh trên diện rộng vì thai nhi có nguy cơ khiến trẻ khi sinh nhẹ cân.
Tổn thương da xảy ra khi ngừng sử dụng thuốc bôi có chứa steroid: Xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc bôi hay mỹ phẩm có chứa steroid đã dùng trong thời gian hàng tháng, với loại thuốc steroid có hoạt lực mạnh thường biểu hiện dưới hai dạng hình thái lâm sàng:
- Da đỏ, có cảm giác nóng, viêm da do steroid hoặc nghiện, phụ thuộc vào steroid.
- Viêm da dạng sẩn, mụn mủ, mụn trứng cá đỏ do steroid, viêm da quanh miệng, viêm da quanh vùng mắt.
Điều bạn cần lưu ý là phải phân biệt giữa viêm da do steroid và viêm da cơ địa khiến người bệnh cần phải dùng thuốc có chứa steroid bôi ngoài da. Viêm da do steroid thường gây ra cảm giác bừng, nóng hơn là ngứa, đỏ thành mảng ở một số vùng da, vị trí không đặc hiệu như bị viêm da cơ địa và thường chỉ xảy ra ở khu vực bôi thuốc.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề vì sao không nên tự ý sử dụng thuốc mỡ steroid mà KenShin đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuốc steroid và biết được các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.