Da là bộ phận có diện tích lớn nhất của cơ thể và được coi là hàng rào bảo vệ đầu tiên. Dù được cho là có cơ chế tự lành cao nhưng làn da vẫn có nguy cơ bị tổn thương bởi các tác nhân lây nhiễm. Vậy khi nào nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da?
Bạn đang đọc: Khi nào nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da?
Da là nơi dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như chốc lở, viêm nang lông, mụn nhọt, nấm ngoài da… Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da có thể được bác sĩ kê đơn trong một số trường hợp cần phải chống lại các bệnh nhiễm trùng này.
Contents
Thuốc mỡ kháng sinh là gì?
Thuốc mỡ là chế phẩm mềm, nhớt có chứa các hoạt chất hòa tan hoặc phân tán lơ lửng, hoạt động theo cơ chế thẩm thấm sâu vào da và làm mềm da nhưng có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Thuốc mỡ có thể chứa nhiều hoạt chất, nếu có chứa kháng sinh thì gọi là thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc này có hiệu quả chống lại các tác nhân lây nhiễm và thường được sử dụng bôi ngoài da để điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Một số loại kháng sinh tại chỗ có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn và mô mềm bao gồm:
- Kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh axit fusidic 2%, sử dụng 1 đến 2 lần một ngày.
- Thuốc mỡ kháng sinh neomycin, sử dụng 2 đến 3 lần một ngày.
- Kem bôi có chứa 1% silver sulfadiazine, sử dụng 1 đến 2 lần một ngày.
- Thuốc mỡ mupirocin 2% sử dụng 3 lần một ngày.
- Thuốc bôi ngoài da Erythromycin 1 đến 2 lần một ngày.
- Thuốc bôi ngoài da Clindamycin 1 đến 2 lần một ngày.
Khi nào nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da?
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ kháng sinh nếu cần thiết. Nếu chỉ là vết xước hoặc viêm nang lông nhẹ thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch, sử dụng thuốc sát trùng tại chỗ và che phủ vùng da bị tổn thương. Nếu điều này không đủ hiệu quả bác sĩ có thể cân nhắc phương án kê đơn thuốc mỡ kháng sinh.
Do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng nên kháng sinh bôi tại chỗ có vai trò rất hạn chế trong điều trị thực tế. Hiện nay, các chỉ định chính cho loại thuốc này bao gồm:
- Điều trị mụn trứng cá bọc và viêm nang lông.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương hở để ngăn ngừa nhiễm trùng, điều trị các tổn thương da nhiễm trùng như chốc, ghẻ lở…
Ngoài ra, thuốc mỡ kháng sinh có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Là lựa chọn chỉ định thứ hai ở những bệnh nhân có vùng chốc lở khu trú dưới 3 tổn thương trên da không đáp ứng với các phương pháp điều trị và liệu trình làm sạch và khử trùng trước đó.
Tìm hiểu thêm: U dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng da tái phát do Staphylococcus aureus có thể sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da có chứa axit fusidic hoặc mupirocin tùy thuộc vào tính nhạy cảm của vi khuẩn được xác định. Có thể cần dùng kháng sinh đường uống nếu chủng vi khuẩn kháng với kháng sinh tại chỗ hoặc nếu đang bị nhiễm trùng.
Một vài lưu ý khi sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da mà bạn cần chú ý:
- Thuốc phải phù hợp với bệnh lý, giai đoạn, mức độ phát triển của bệnh, vùng da bị tổn thương, lứa tuổi…, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị
- Thuốc mỡ bôi ngoài da có thể gây phản ứng dị ứng chậm hoặc phản ứng quá mẫn, thậm chí dẫn đến sốc.
- Hãy thận trọng khi cho trẻ em dùng thuốc này hoặc bôi thuốc lên vùng da rộng.
- Chỉ sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu tổn thương nông và ít nguy hiểm hơn. Nếu da bị tổn thương trên diện rộng hoặc nhiễm trùng da nặng thì phải đến cơ sở y tế để điều trị.
- Không để thuốc mỡ kháng sinh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc các vùng da niêm mạc khác, nếu điều này xảy ra, hãy rửa sạch với nước ngay lập tức.
- Không sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài và không thay đổi quá nhiều loại thuốc trong thời gian ngắn. Hiệu quả của việc điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ thường được đánh giá sau 10 đến 15 ngày.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Tùy thuộc vào hoạt chất và thành phần của thuốc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có thể sử dụng hoặc không. Tuy nhiên bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng cho đối tượng này đều phải hết sức thận trọng, cân nhắc lợi ích và rủi ro vì có thể có ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Ngón tay bị co quắp: Nguyên nhân, điều trị và phương pháp phòng ngừa
- Hầu hết các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ ít có tác dụng toàn thân hoặc ảnh hưởng đến chức năng thần kinh nên người dùng vẫn có thể thực hiện các hoạt động như lái xe, vận hành máy móc.
Một số tác dụng phụ của thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da có thể được kể đến bao gồm:
- Các phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, cảm giác nóng rát…, có thể xảy ra tại nơi bôi thuốc.
- Độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời tăng lên.
- Một số trường hợp dị ứng nặng có thể xảy ra, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng Lyell.
Nếu tình trạng da của bạn không cải thiện hoặc thậm chí trở nên tệ hơn sau khi dùng thuốc trong vài ngày bạn hãy đi khám ngay lập tức.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi khi nào sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhé!