Vớ giãn tĩnh mạch là một trong những công cụ hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đo và chọn size vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn mang lại hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tối đa lợi ích khi sử dụng loại vớ y khoa này.
Bạn đang đọc: Cách đo và chọn size vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn bạn nên biết
Chọn đúng size vớ giãn tĩnh mạch sẽ có tác động lớn đến việc điều trị cho người bệnh. Bởi áp lực của vớ mới chính là yếu tố tác động hiệu quả lên các tĩnh mạch, giúp bệnh tiến triển tốt hơn và nhanh chóng hơn.
Contents
Tầm quan trọng của việc mang vớ giãn tĩnh mạch đúng size
Lựa chọn size vớ giãn tĩnh mạch phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng cần được người bệnh quan tâm hàng đầu. Nếu dùng vớ size quá rộng sẽ không tạo đủ áp lực lên chân cũng như những tĩnh mạch phía sâu bên trong, hay nói cách khác là không mang lại hiệu quả điều trị cao.
Ngược lại việc sử dụng vớ quá chật có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến da như: Trầy xước, kích ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, để lại vết bầm tím, vết lõm tạm thời, thậm chí là rách da dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng. Đồng thời, vớ quá chật khiến áp lực phân bố không đồng đều hoặc gây ra áp lực quá lớn. Từ đó, tác động xấu đến quá trình lưu thông máu ở chi dưới cung như toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nếu lựa chọn vớ giãn tĩnh mạch không đúng độ dài có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi di chuyển và vận động.
Nên mang vớ giãn tĩnh mạch lúc nào trong ngày?
Bên cạnh thắc mắc vớ giãn tĩnh mạch giá bao nhiêu thì rất nhiều người bệnh quan tâm muốn biết nên mang loại vớ ý khoa này vào lúc nào? Khi đã bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên sử dụng vớ y khoa vào những lúc hoạt động nhiều, tốt nhất là mang cả ngày, trừ buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên mang vớ ngay sau khi thức dậy và chuẩn bị bước vào một ngày mới. Nên cởi vớ y khoa vào buổi tối để chân được thoải mái. Bởi khi nằm, chân ngang với tim và máu có thể dễ dàng chảy ngược lên tim mà không cần đến sự trợ giúp của vớ suy giãn tĩnh mạch. Lúc này, bạn chỉ cần gác chân cao hơn đầu để giúp việc luân chuyển máu dễ dàng hơn.
Cách đo và chọn size vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn
Trước khi chọn vớ giãn tĩnh mạch để sử dụng, người bệnh cần xác định chính xác số đo 3 vòng chân bao gồm: Chu vi cổ chân, bắp chân và vòng đùi. Tiếp đó, đối chiếu với bảng size nhà sản xuất đưa ra để tìm được sản phẩm có kích cỡ phù hợp nhất. Bạn không nên mua vớ giãn tĩnh mạch chỉ dựa vào chiều cao hay cân nặng.
Trên thị trường hiện nay có hai loại vớ giãn tĩnh mạch thông dụng nhất là vớ gối và vớ đùi. Người dùng có thể chọn vớ y khoa có độ dài tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh đang lan rộng đến đâu.
Hướng dẫn đo size vớ gối
Người bệnh có thể tiến hành xác định size vớ giãn tĩnh mạch dài đến gối theo các bước đơn giản như sau:
- Mặc váy hoặc quần trên đầu gối, cởi giày dép và vớ để chân trần giúp việc xác định số đo chính xác hơn.
- Ngồi hoặc đứng thẳng sao cho cẳng chân vuông góc với mặt đất hay cẳng chân duỗi thẳng trên mặt phẳng.
- Để đo chu vi cổ chân hãy quấn thước dây vòng quanh phần trên mắt cá chân.
- Dùng thước dây quấn vòng quanh phần rộng nhất bắp chân để đo chu vi bắp chân.
- Để xác định chiều dài vớ giãn tĩnh mạch hãy đo khoảng cách từ phần uốn cong của đầu gối xuống sàn nhà.
- So sánh chỉ số đo được với bảng size do nhà sản xuất cung cấp để lựa chọn vớ giãn tĩnh mạch dài đến gối phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Những ai không nên ăn rau cải xoong?
Hướng dẫn đo size vớ đùi
Đối với vớ giãn tĩnh mạch dài đến đùi, các bước xác định size vớ như sau:
- Cởi vớ và giày dép, để chân trần và mặc quần đùi để giúp việc xác định số đo chính xác hơn.
- Ngồi duỗi thẳng chân trên mặt phẳng hoặc đứng thẳng và giữ nguyên tư thế này trong cả quá trình đo size vớ giãn tĩnh mạch.
- Dùng thước dây quấn vòng quanh phần trên mắt cá chân để đo chu vi cổ chân.
- Để đo chu vi bắp chân, hãy quấn thước dây vòng quanh phần rộng nhất bắp chân.
- Quấn thước dây vòng quanh phần rộng nhất của đùi ngay dưới đáy mông để lấy số đo chu vi đùi.
- Để xác định chiều dài vớ giãn tĩnh mạch, hãy đo khoảng cách từ phần đáy mông xuống sàn nhà.
- Cuối cùng so sánh với bảng size nhà sản xuất đưa ra để lựa chọn được vớ giãn tĩnh mạch dài đến đùi phù hợp với bản thân.
Lưu ý cần nhớ khi đo size vớ giãn tĩnh mạch
Để đo size vớ giãn tĩnh mạch một cách chính xác, bạn cần lưu ý:
Nên đo vào buổi sáng
Buổi sáng khi vừa ngủ dậy là thời điểm độ sưng phù của hai chân ở mức tối thiểu. Còn sau khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày, chân sẽ sưng phù nặng nề hơn. Nguyên nhân là bởi trọng lực tác động lên quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch kết hợp với các van bị tổn thương cản trở quá trình lưu thông máu. Do đó, buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy là thời điểm phù hợp để đo size vớ giãn tĩnh mạch giúp thu được các số liệu chính xác nhất.
Luôn đo size vớ trên da trần và kéo căng thước dây
Tốt nhất, người bệnh cần cởi giày dép và vớ, mặc quần, váy ngắn để quá trình đo luôn được thực hiện trực tiếp trên da trần. Khi đo size vớ giãn tĩnh mạch, việc kéo căng thước dây sao cho thước sát vào da sẽ giúp hạn chế tối đa việc sai số. Tuy nhiên, bạn không được siết quá chặt khiến da biến dạng.
>>>>>Xem thêm: Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa
Lặp lại quá trình đo nhiều lần
Thông thường, bạn nên lặp lại quá trình đo 3 lần và kết quả cuối cùng thu được chính xác nhất là trung bình cộng của 3 lần đo trên.
Ngoài việc đo và chọn size vớ giãn tĩnh mạch phù hợp với bản thân, bạn còn cần quan tâm đến mức độ nén mà vớ cung cấp. Phạm vi nén của vớ y khoa được tính theo đơn vị mmHg và chia thành nhiều loại bao gồm:
- Từ 8 – 15 mmHg: Vớ cung cấp độ nén thấp thích hợp với người khỏe mạnh bị đau nhức, nặng nề, khó chịu hai chân do phải đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài.
- Từ 15 – 20 mmHg: Cung cấp độ nén vừa phải giúp giảm đau nhức, sưng tấy hai chân và thường được dùng cho vận động viên, phụ nữ mang thai…
- Từ 20 – 30 mmHg: Được dùng phổ biến trong các trường hợp như: Suy giãn tĩnh mạch thai kỳ, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm huyết khối tĩnh mạch nông, phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật…
- Từ 30 – 40mmHg: Phù hợp cho những người bị đau nhức và sưng phù nặng.
- Từ 40 – 50mmHg: Dành cho bệnh nhân đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về tĩnh mạch và cục máu đông.
Để nắm được cách chọn size vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn bạn cần có sự hiểu biết thật kỹ về sản phẩm cũng như bệnh lý này. Việc đo vòng chân và lựa chọn size không phù hợp sẽ làm giảm tác dụng điều trị của vớ y khoa. Do đó, bạn nên tham khảo bảng size riêng của từng nhà sản xuất để chọn được sản phẩm tốt nhất cho bản thân.