Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Natri có vai trò giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng của các dây thần kinh và cơ bắp. Hạ natri máu là một tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng hạ natri máu là gì?

Bạn đang đọc: Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Hạ natri máu là hiện tượng xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp hơn so với ngưỡng trung bình. Hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp chẩn đoán, điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh hạ natri máu nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ natri máu là gì?

Bình thường, chỉ số nồng độ natri trong máu cần đạt được là từ 135 – 145 mEq/L. Khi chỉ số natri thấp hơn 135 mEq/L thì được gọi là hiện tượng hạ natri máu. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hạ natri máu là gì?

Lối sống thiếu khoa học cũng như mắc phải một số bệnh lý là nguyên nhân chính gây hạ natri máu, cụ thể là:

  • Uống quá nhiều nước: Thói quen uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước sẽ khiến thận phải tăng cường hoạt động bài tiết nước ra ngoài, từ đó làm giảm nồng độ natri trong máu. Ngoài ra, nếu uống quá nhiều nước khi tập luyện thể thao hay hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm lượng natri trong máu khi cơ thể đổ mồ hôi (trường hợp này ít gặp).
  • Sử dụng thuốc lắc hoặc Amphetamine: Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nồng độ natri trong máu giảm mạnh, từ đó gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau cũng gây ra tình trạng hạ natri máu.
  • Người mắc phải một số bệnh lý về tim mạch, gan và thận khiến cho chất lỏng có xu hướng tích tụ lại trong cơ thể, từ đó dẫn đến hiện tượng loãng natri máu.
  • Người mắc phải hội chứng tăng tiết hormon chống bài tiết, điều này kích thích cơ thể tăng sản xuất hormon chống lợi tiểu. Lúc này, thay vì phải liên tục bài tiết nước tiểu, cơ thể lại có xu hướng giữ nước và dẫn đến hạ natri máu.
  • Người bị nôn và tiêu chảy nặng: Tình trạng nôn kèm tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước và điện giải nghiêm trọng, trong đó có natri.
  • Suy tuyến thượng thận: Tình trạng này khiến cho nồng độ hormone tuyến giảm xuống, từ đó có thể làm hạ natri máu.
  • Một số bệnh lý khác: Hội chứng Cushing, bệnh đái tháo nhạt… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng giảm natri trong máu.

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ hạ natri máu như:

  • Tuổi cao;
  • Đặc thù là vận động viên, thường xuyên luyện tập với cường độ cao;
  • Sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới;
  • Chế độ ăn uống ít natri…

Ngoài ra, nhóm phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ cao bị tổn thương não bộ khi cơ thể xảy ra hiện tượng hạ natri máu. Lý giải cho điều này là ở giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến khả năng ổn định nồng độ natri trong cơ thể.

Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Sử dụng thuốc lợi tiểu là một trong những nguyên nhân gây hạ natri máu

Triệu chứng của hiện tượng hạ natri máu là gì?

Với hạ natri máu mạn tính, bệnh nhân có thể bị giảm nồng độ natri trong máu trong 48 giờ hoặc có thể kéo dài lâu hơn. Những biến chứng trong trường hợp này cũng ở mức độ trung bình.

Với hạ natri máu cấp tính, bệnh nhân có thể bị giảm nồng độ natri trong máu một cách nhanh chóng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như bất tỉnh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Chính vì thế, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị hạ natri máu. Một số triệu chứng hạ natri máu mà người bệnh thường gặp như:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau nhức đầu;
  • Mệt mỏi, buồn ngủ;
  • Người bệnh có dấu hiệu bồn chồn và dễ nổi cáu;
  • Lú lẫn hoặc mất ý thức;
  • Bị chuột rút;
  • Yếu cơ;
  • Co giật;
  • Hôn mê;

Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Người bị hạ natri máu có thể cảm thấy buồn nôn và nôn ói

Biện pháp chẩn đoán và điều trị hạ natri máu

Tình trạng hạ natri máu có thể gây ra những biến chứng khó lường nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời. Dưới đây là biện pháp giúp chẩn đoán cũng như điều trị hạ natri máu, cụ thể như sau:

Chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh lý của người bệnh cũng như thăm khám sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân.

Dấu hiệu hạ natri máu biểu hiện rất đa dạng và có thể xảy ra trong nhiều bệnh khác nhau. Chính vì thế, bác sĩ rất khó để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Do đó, bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Test HP dạ dày tại nhà có hiệu quả hơn các biện pháp chẩn đoán khác không?

Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa
Xét nghiệm máu được sử dụng trong chẩn đoán tình trạng hạ natri máu

Điều trị

Sau khi đã chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ cụ thể của mỗi người bệnh:

Hạ natri máu mức độ nhẹ

Với trường hợp này, các nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ natri máu có thể là do sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học… Lúc này, bác sĩ sẽ thường chỉ định người bệnh hạn chế tiêu thụ các chất lỏng và điều chỉnh lại liều lượng thuốc đang sử dụng hợp lý để giúp cân bằng lại nồng độ natri trong cơ thể.

Hạ natri máu mức độ nặng

Ở trường hợp này, bệnh nhân cần nhanh chóng được cấp cứu và điều trị để tăng nồng độ natri máu, đồng thời phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thực hiện với những phương pháp điều trị như:

  • Truyền natri theo đường tĩnh mạch nhằm tăng nồng độ natri trong máu;
  • Cho bệnh nhân dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng bệnh;
  • Điều trị các nguyên nhân làm hạ natri máu.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ hạ natri máu

Để phòng ngừa tình trạng hạ natri máu, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Nếu bạn đang mắc phải bệnh lý có liên quan đến hiện tượng hạ natri máu như bệnh tuyến thượng thận, bệnh lý về tim mạch, bệnh về gan… thì cần điều trị sớm nhất có thể.
  • Nếu bạn đang mắc phải bệnh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ làm giảm nồng độ natri trong máu thì cần lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu hạ natri máu, thăm khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Bạn nên sử dụng các loại đồ uống cung cấp điện giải cho cơ thể khi lao động nặng hoặc tập luyện thể thao với cường độ cao.
  • Uống nước điều độ: Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ nước, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải uống quá nhiều nước. Hãy uống nước khi khát hoặc khi nước tiểu có màu vàng đậm.

Hạ natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không?

Việc uống nước điều độ sẽ giúp giảm nguy cơ hạ natri máu

Hạ natri máu là tình trạng sức khỏe cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ hạ natri máu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nếu cần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *