Tụt canxi là tình trạng khi nồng độ canxi trong máu giảm xuống dưới 8,8mg/dL, cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề về thần kinh, cơ bắp, tim mạch và xương. Nhiều người thắc mắc bị tụt canxi có cần truyền nước không? Xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Bạn đang đọc: Bị tụt canxi có cần truyền nước không? Xử lý thế nào?
Tụt canxi là tình trạng nồng độ canxi trong máu hạ thấp xuống dưới giới hạn cho phép, có thể gây ra các triệu chứng tê tay, chân, chóng mặt, thậm chí là tình trạng co giật,… Tình trạng này thường xảy ra ở những người làm việc căng thẳng mệt mỏi, hay những bệnh nhân sau phẫu thuật. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là “Khi bị tụt canxi có cần truyền nước không?”. Hãy cùng KenShin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Contents
Tụt canxi là gì? Tụt canxi có nguy hiểm không?
Canxi đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Nó không chỉ giúp duy trì sự chắc khỏe của xương và răng, mà còn tham gia vào các hoạt động co dãn, đông máu, dẫn truyền thần kinh, và giải phóng hormone. Tụt canxi, hay còn gọi là hạ canxi máu, là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn để cơ thể được hoạt động bình thường.
Ở người bình thường, nồng độ canxi trong máu dao động từ 8,8 – 10,4mg/dL. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ này giảm xuống dưới giới hạn cho phép, đặc biệt là nếu nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL.
Tụt canxi là một tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như tê tay chân, chóng mặt, co giật, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng tim. Vì thế nhiều người tìm cách điều trị khi xảy ra tình trạng này, một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là “Khi bị tụt canxi có cần truyền nước không?”.
Dấu hiệu của tụt canxi
Các triệu chứng của tụt canxi có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Tê bì, ngứa ran ở tay, chân, môi, lưỡi.
- Co thắt cơ, chuột rút.
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
- Ảo giác, rối loạn tâm thần.
- Rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Ngoài ra, tụt canxi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật hay thậm chí dẫn tới tử vong.
Tìm hiểu thêm: Có nên tái sử dụng kính áp tròng 1 lần hay không?
Nguyên nhân gây hạ nồng độ canxi trong máu
Tụt canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào. Để trả lời câu hỏi Tụt canxi có cần truyền nước không thì ta cần xem xét các nguyên nhân gây ra hiện tượng này, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Suy tuyến cận giáp: Hormone tuyến cận giáp (PTH) đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉ lượng canxi trong máu. Khi có sự suy giảm chức năng của PTH, có thể dẫn đến hạ canxi máu.
- Thiếu vitamin D: Vitamin D là yếu tố quan trọng để hấp thụ canxi từ thức ăn và duy trì nồng độ canxi trong máu. Thiếu vitamin D có thể xuất phát từ rối loạn di truyền, thiếu hụt chế độ dinh dưỡng, hoặc không có đủ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Suy thận: Suy thận mạn tính có thể làm tăng nồng độ phốt pho trong máu và giảm sản xuất vitamin D, dẫn đến hạ canxi máu.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Các loại thuốc như thuốc ức chế tiêu xương và corticosteroid có thể ảnh hưởng đến cân bằng canxi trong cơ thể.
- Hạ magie máu: Magie cần thiết cho sản xuất PTH, và khi hạ magie máu xảy ra, có thể dẫn đến hạ canxi máu.
- Viêm tụy: Viêm tụy cấp có thể gây hạ canxi máu ở một số người.
- Rối loạn di truyền hiếm gặp: Một số rối loạn di truyền đặc biệt như hội chứng DiGeorge cũng có thể gây hạ canxi máu.
>>>>>Xem thêm: Đường thốt nốt là gì? Đường thốt nốt có tác dụng gì?
Tụt canxi có cần truyền nước không?
Điều trị tụt canxi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do thiếu hụt canxi, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung canxi bằng đường uống hoặc tiêm. Nếu nguyên nhân là do tăng thải canxi ra khỏi cơ thể, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây tăng thải canxi. Nếu nguyên nhân là do giảm hấp thụ canxi, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây giảm hấp thụ canxi. Nhiều người cho rằng nước biển chứa muối khoáng canxi sẽ nhanh chóng điều hòa được lượng canxi trong máu về mức ổn định, vì thế khi bị tụt canxi thì nên truyền nước.
Vậy khi bị tụt canxi có cần truyền nước không? Câu trả lời là cần phải có chỉ định từ bác sĩ thì mới được truyền nước, bởi không phải ai bị tụt canxi thì cũng cần truyền nước mà bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây ra mà đưa ra các biện pháp bổ sung canxi phù hợp.
Bệnh nhân khi gặp tình trạng tụt canxi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh việc tự mua dung dịch truyền nước tại nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Tụt canxi có cần truyền nước không?” một cách chi tiết nhất, đồng thời cũng mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý tụt canxi trong máu. Cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi truyền nước. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp mọi người có kế hoạch nghỉ ngơi hiệu quả tránh tình trạng tụt canxi, xác định được phương pháp điều trị phù hợp.