Sán lá gan là loại ký sinh trùng thân dẹt, hình dạng giống chiếc lá, ký sinh và gây bệnh cho người và một số loài động vật. Ở người, sán lá gan có thể gây bệnh áp xe gan. Vậy áp xe gan do sán lá gan nguy hiểm thế nào?
Bạn đang đọc: Áp xe gan do sán lá gan: Cẩn trọng với tổn thương gan nguy hiểm
Sán lá gan là một loài động vật ký sinh nguy hiểm, có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa sau đó gây bệnh ở các cơ quan khác nhau. Ở gan, sán lá gan có thể gây áp xe gan – một bệnh nhiễm trùng gan vô cùng nguy hiểm. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh áp xe gan do sán lá gan.
Contents
Sán lá gan là gì?
Sán lá gan là loại ký sinh trùng thuộc họ sán lá, thường ký sinh ở cơ thể người và một số loài động vật khác. Ở miền Bắc nước ta, loại sán lá gan phổ biến là sán lá gan lớn. Ở miền Nam, sán lá gan nhỏ lại được tìm thấy nhiều hơn. Có nhiều loài sán lá gan. Nhưng loài gây bệnh chủ yếu trên người có tên gọi Fasciola Gigantica.
Sán lá gan có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, sau đó thường ký sinh trong gan, ống mật. Sán đã trưởng thành tiếp tục đẻ trứng. Trứng theo đường mật xuống ruột và đi ra ngoài cơ thể theo phân. Trứng xuống nước nở ra ấu trùng lông, ký sinh trong ốc, rồi phát triển thành ấu trùng đuôi bám vào các loại rau dưới nước. Các loại rau dễ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhất thường là rau ngổ, rau cần, rau cải xoong, rau rút… Người ăn động vật, thực vật hoặc uống nước có chứa ấu trùng sẽ tiếp tục bị nhiễm sán lá gan.
Bệnh nhiễm sán lá gan, đặc biệt là sán lá gan lớn là một vấn đề sức khỏe nổi cộm trên toàn thế giới. Tại nước ta, các bệnh do sán lá gan lớn gây ra hiện được ghi nhận tại 47/63 tỉnh thành. Trong số các bệnh do sán lá gan gây ra, áp xe gan do sán lá gan – bệnh không phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Áp xe gan do sán lá gan là gì?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, với rất nhiều chức năng khác nhau như: Lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tạo mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa, dự trữ năng lượng, tạo máu… Áp xe gan là tình trạng các tổn thương viêm nhiễm trong gan tạo thành các ổ chứa mủ. Nguyên nhân gây áp xe gan có thể do vi trùng, nấm, ký sinh trùng, các viêm nhiễm ở cơ quan nội tạng gần gan… Bệnh áp xe gan có lây không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu nguyên nhân gây bệnh do vi trùng, nấm, ký sinh trùng.
Số lượng bệnh nhân bị áp xe gan gây ra bởi sán lá gan có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ấu trùng sán lá gan theo thực phẩm, nguồn nước uống đi vào dạ dày, xuống tá tràng. Tại tá tràng, ấu trùng tự tách vỏ, xuyên qua thành tá tràng, vào khoang phúc mạc và tấn công gan. Tại đây, chúng đục thủng bao gan, xâm nhập nhu mô gan và gây tổn thương gan. Các tổn thương bị viêm nhiễm, tạo thành các ổ áp xe có mủ trong gan.
Áp xe gan do sán lá gan có nguy hiểm không?
Bệnh áp xe gan do sán lá gan có mức độ nguy hiểm cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ổ áp xe nếu vỡ ra có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lân cận, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Một số biến chứng của bệnh áp xe gan do sán lá gan như:
- Ổ áp xe gan ở bên phải có thể vỡ vào màng tim. Đây là biến chứng nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời vì bị ép tim cấp. Người bệnh sẽ có triệu chứng như khó thở, da tím tái, tiếng tim đập không rõ, vã mồ hôi.
- Ổ áp xe gan vỡ vào ổ bụng sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng với các triệu chứng như bụng cứng, đau bụng dữ dội, người bệnh sốt cao… Bệnh nhân cần được dẫn lưu ổ bụng, phẫu thuật kịp thời để tránh nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ tử vong.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về siêu âm song thai
- Ổ áp xe gan vỡ cũng có thể làm thủng cơ hoành. Dịch mủ tràn vào màng phổi, phổi khiến người bệnh có biểu hiện ọc mủ hoặc khạc ra dịch mủ.
- Áp xe gan vỡ vào ống tiêu hóa như dạ dày, đại tràng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công các cơ quan này. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, nôn ra máu…
- Áp xe vỡ vào cơ thành bụng sẽ hình thành lỗ rò chảy mủ ở thành bụng hoặc gây áp xe cơ thành bụng.
Điều trị áp xe gan do sán lá gan lớn
Bệnh nhân bị áp xe gan do sán lá gan không được điều trị sớm thường c và đau kéo dài gây suy kiệt sức khỏe. Thực tế ghi nhận những trường hợp bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng rầm rộ. Các triệu chứng không rõ ràng như đau vùng gan, thi thoảng sốt nhẹ điều trị sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn nhiều. Nếu để khối áp xe phát triển lớn, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, kéo dài hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn.
Phương pháp điều trị áp xe gan do nhiễm sán lá gan phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Cụ thể là:
- Bệnh nhân bị áp xe nhẹ được chỉ định dùng thuốc đặc trị sán lá gan là Triclabendazole. Thuốc có thể phát huy hiệu quả với liều duy nhất.
- Bệnh nhân bị áp xe nặng hơn có thể được chỉ định lặp lại 1 liều thuốc trị sán lá gan đặc trị và kết hợp kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Ổ áp xe nhỏ hơn 5cm có thể không cần điều trị ngoại khoa. Nhưng nếu ổ áp xe có kích thước 5 – 10cm và nằm ở thùy hoặc sát bề mặt gan, bác sĩ sẽ chọc tháo mủ hoặc dẫn lưu dịch mủ để tránh biến chứng vỡ áp xe. Ổ áp xe lớn hơn 10cm thì dù ở vị trí nào cũng nên được chọc tháo hoặc dẫn lưu dịch mủ ngoại khoa.
Những trường hợp bệnh nhân đặc biệt như người bệnh đang mang thai, người bệnh có bệnh lý nền, ổ áp xe đang dọa vỡ…Việc hội chẩn với chuyên khoa sẽ được thực hiện và bác sĩ sẽ quyết định có cần can thiệp phẫu thuật ngay hay không.
>>>>>Xem thêm: Thuốc mê là gì? Cơ chế tác dụng của thuốc mê
Phòng ngừa áp xe gan do sán lá gan
Áp xe gan do sán lá gan hiện không có vắc xin phòng bệnh. Các loại thuốc dự phòng sán hiện nay không có tác dụng với sán lá gan lớn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể giảm nguy cơ mắc áp xe gan và các bệnh lý do sán lá gan gây ra bằng cách phòng ngừa như:
- Không nên tiêu thụ các thực phẩm tái, sống, chưa qua nấu chín như tiết canh, gỏi, rau sống, nem chua,…
- Không nên uống nước chưa đun sôi, sử dụng các loại đồ uống, đá viên không đảm bảo vệ sinh.
- Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Từ bỏ thói quen mút tay, ngậm ngón tay, cắn móng tay.
Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ áp xe gan do sán lá gan, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Bệnh có thể được điều trị đơn giản và hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu áp xe gan được phát hiện muộn, nguy cơ biến chứng và đe dọa tính mạng sẽ rất cao.