Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến gồm những bệnh nào?

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau với các nguyên nhân, biểu hiện bệnh và cách điều trị khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu về những bệnh viêm dạ dày không phổ biến, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến gồm những bệnh nào?

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến là một nhóm gồm nhiều bệnh như: Bệnh Ménétrier (viêm dạ dày phì đại khổng lồ), viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan, u lympho MALT, viêm dạ dày do rối loạn hệ thống, viêm dạ dày do tác nhân vật lý, viêm dạ dày nhiễm trùng. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu về những bệnh được xếp vào hội chứng viêm dạ dày không phổ biến.

Bệnh Ménétrier – Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến

Bệnh Ménétrier là gì?

Bệnh Ménétrier còn gọi là bệnh viêm dạ dày phì đại khổng lồ, xảy ra khi các nếp gấp dọc theo thành dạ dày bị phì đại và trở nên to hơn nhiều so với bình thường. Ở người bình thường, các nếp gấp trong niêm mạc dạ dày giải phóng protein chứa chất nhầy. Khi các nếp gấp phát triển quá mức, lượng chất nhầy được giải phóng quá nhiều khiến protein bị rò rỉ từ máu sang dạ dày. Khi đó, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu protein trong máu hay còn gọi là giảm protein huyết (Hypoproteinemia).

Bên cạnh đó, lượng acid trong dạ dày cũng bị sụt giảm vì các tế bào thành giảm sản xuất acid dạ dày. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Triệu chứng của bệnh Ménétrier

Bệnh Ménétrier (viêm dạ dày phì đại khổng lồ) xuất hiện kèm những triệu chứng như:

  • Người bệnh bị đau bụng trên dữ dội, nôn ói hay cảm giác buồn nôn.
  • Các bộ phận như mặt, chân, tay, bụng có dấu hiệu bị sưng.
  • Ăn không ngon miệng, kém ăn, sụt cân ngoài ý muốn thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Thiếu protein máu thậm chí thiếu máu.
  • Người bệnh cũng có triệu chứng tiêu chảy.
  • Người mắc bệnh viêm dạ dày phì đại khổng lồ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến gồm những bệnh nào?

Bệnh Ménétrier thuộc hội chứng viêm dạ dày không phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh Ménétrier

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này không rõ ràng nhưng nó được cho là một rối loạn di truyền. Dạ dày của người bệnh có yếu tố tăng trưởng alpha biến tính (TGF-α ). Yếu tố này khiến các tế bào phát triển to ra, thay đổi hình dạng hoặc phân chia thành nhiều tế bào hơn. Sự dư thừa TGF-αdo nguyên nhân nào đến nay vẫn chưa được lý giải.

Điều trị bệnh Ménétrier

Căn bệnh này được điều trị bằng các loại thuốc như: Thuốc kháng cholinergic, thuốc chống bài tiết, corticosteroid, thuốc giảm buồn nôn, thuốc giảm đau. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thuốc chống ung thư Cetuximab để kiểm soát hoạt động của TGF-α. Để bù đắp protein trong máu bị thiếu hụt, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân duy trì chế độ ăn giàu protein. Có thể, bệnh nhân sẽ cần cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày nếu bị hạ albumin máu nặng.

Viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan

Viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan là gì?

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến cũng có một căn bệnh khác là viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic gastroenteritis EG). Đây là một trong những nhóm bệnh được gọi chung là rối loạn dạ dày ruột có tăng eosin bên cạnh các bệnh như: Viêm thực quản tăng bạch cầu eosin, viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan,… Viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan là bệnh dị thường, hiếm gặp, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan lan tỏa hoặc từng mảng trong dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Thai phụ 1 tuần siêu âm 1 lần có sao không?

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến gồm những bệnh nào?
Đây là căn bệnh dạ dày không phổ biến

Triệu chứng viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan

Tùy vị trí, mức độ nông sâu, diện tích lan tỏa thâm nhiễm mà người bệnh có những triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất trong căn bệnh này như: Đau bụng, nôn nhiều hoặc buồn nôn, tiêu chảy, ăn nhanh no, cổ trướng hoặc sụt cân liên quan đến tình trạng tăng bạch cầu ái toan ngoại vi, có tiền sử không dung nạp nhóm chất nào đó hay dị ứng thực phẩm nào đó.

Điều trị viêm dạ dày do tăng bạch cầu ái toan

Một số loại thực phẩm thường có liên quan đến viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan như: Sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, đậu nành, động vật có vỏ, lúa mì. Chế độ ăn loại bỏ những thực phẩm này (còn gọi là chế độ ăn kiêng loại bỏ nhiều thức ăn MFED) là cần thiết với người bệnh. Người bệnh áp dụng chế độ ăn này được ghi nhận có thể giảm đáng kể triệu chứng và giảm mức độ bạch cầu ái toan gây viêm và tổn thương dạ dày. Chế độ ăn kiêng này cần áp dụng trong 4 – 6 tuần dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

U lympho MALT dạ dày

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến cũng bao gồm u lympho MALT dạ dày – loại u lympho không Hodgkin có đặc tính sao chép và tăng sinh chậm các tế bào B trong lớp lót dạ dày. Bệnh này chiếm khoảng 12% ca bệnh ung thư ngoài hạch lympho. Nam giới chiếm khoảng 18% trường hợp mắc bệnh, phần còn lại chủ yếu là nữ giới. Phần lớn bệnh nhân bị u lympho MALT dạ dày nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) và người bị nhiễm khuẩn này có nguy cơ mắc MALT cao gấp 6 lần người không nhiễm.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc hiệu và khá mờ nhạt. Người bệnh có thể bị đau vùng thượng vị, nôn nhiều, sụt cân nhanh, xuất huyết tiêu hóa. Có những bệnh nhân bị sốt, đổ mồ hôi đêm. Thậm chí có những bệnh nhân được phát hiện tình cờ mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào.

Điều trị u lympho MALT bắt đầu từ diệt trừ khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ cần loại bỏ HP có thể giúp khoảng 80% ổn định sức khỏe mà không cần áp dụng thêm phương pháp điều trị khác. Liệu pháp kháng sinh tiêu chuẩn 3 thuốc gồm amoxicillin, clarithromycin và PPI cũng sẽ được chỉ định. Nếu thất bại trong loại bỏ khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, điều trị kháng thể đơn dòng. Phẫu thuật sẽ được áp dụng khi người bệnh bị xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày.

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến gồm những bệnh nào?

>>>>>Xem thêm: Độ tuổi bị ung thư não là bao nhiêu? Tổng hợp các loại ung thư theo độ tuổi

Vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân gây u lympho MALT dạ dày

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến còn bao gồm là viêm dạ dày truyền nhiễm hay viêm dạ dày nhiễm trùng. Tình trạng này là cấp tính, tử lệ tử vong cao và cần phẫu thuật. Bệnh viêm dạ dày do rối loạn hệ thống, viêm dạ dày do tác nhân vật lý (tia xạ, chất ăn mòn dạ dày),… cũng là những bệnh viêm dạ dày không phổ biến.

Hội chứng viêm dạ dày không phổ biến trước hết ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sau ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Triệu chứng bệnh có thể khiến họ đau đớn, mệt mỏi, suy kiệt thể lực thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở dạ dày, chúng ta đều nên đi khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nếu có. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ rất hữu ích trong việc phát hiện viêm dạ dày không phổ biến ở những bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *