Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

Nhiều phụ nữ băn khoăn liệu chụp X quang trước khi mang thai có sao không bởi tia X là một dạng bức xạ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. KenShin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này với những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

Không ít bà bầu khá lo lắng vì sau khi chụp X quang không lâu thì phát hiện mình đang mang thai. Vậy chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không? Những thông tin khoa học được các bác sĩ giải thích sau đây sẽ lý giải cụ thể hơn nhằm giúp nữ giới yên tâm khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán bệnh này.

Chụp X quang là gì?

Trong y học, X quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Máy chụp X quang sẽ phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia này xuyên qua mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể, từ đó tạo hình ảnh để làm căn cứ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh liên quan đến vùng được chụp như xương khớp, hô hấp, tim mạch…

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn, chúng ta hoàn toàn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Mức độ và liều lượng bức xạ cũng được điều chỉnh khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X, thiết bị sử dụng cũng như vùng cơ thể cần chụp.

Chụp X quang cần được thực hiện trong điều kiện đảm bảo an toàn và đủ tiêu chuẩn. Khi tiến hành thực hiện, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm, ngồi hoặc đứng theo một vài tư thế, đối với chụp X quang phổi còn có thể phải nín thở để hình ảnh ghi lại được rõ nét nhất.

Những bộ phận cơ thể cản nhiều tia X thì hình ảnh thu được có màu trắng, những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đầy khí như phổi thì sẽ cho hình đen, tại các mô mềm thì hình ảnh có màu xám. Khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang cũng được khuyến cáo là ít nhất 1 tuần để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

Qua hình ảnh chụp X quang có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều căn bệnh

Ảnh hưởng của tia X lên thai nhi

Thông thường, nếu bạn chỉ chụp X quang một lần thì nguy cơ gặp phải không đáng lo ngại. Chỉ trường hợp người phụ nữ chụp X quang nhiều lần trong thời gian ngắn mà không biết mình mang thai mới tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến thai nhi. Vì thế, các bác sĩ luôn khuyến cáo các bệnh nhân nữ nếu đang có thai không nên thực hiện kỹ thuật này để tránh tia X gây những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào lượng bức xạ cũng như số tuần thai. Nếu lượng bức xạ không vượt quá mức cho phép, bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng bức xạ lớn có thể gây những ảnh hưởng đến thai nhi ở từng giai đoạn như sau:

  • Thai từ 0 – 1 tuần tuổi: tia X có thể làm chết phôi.
  • Thai từ 2 – 7 tuần tuổi: tia X có thể gây dị dạng, làm thai nhi chậm phát triển và gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Thai từ 8 – 40 tuần tuổi: tia X có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nguy cơ bị ung thư tăng cao.

Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

Mức độ ảnh hưởng của tia X tùy thuộc vào lượng bức xạ và giai đoạn tuần tuổi của thai nhi

Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

Vậy đối với những phụ nữ đã chụp X quang trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi hay không? Theo các bác sĩ, các bà bầu không cần quá lo lắng vì vấn đề này. Bởi tia X quang không quá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu thời điểm chụp X quang bạn chưa mang thai và vùng cơ thể áp dụng kỹ thuật này không phải là vùng bụng hoặc lân cận.

Nếu chẳng may bà bầu vào phòng chụp X quang và tiếp xúc với tia X và sau đó mới phát hiện ra mình mang thai thì cũng không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi bởi những điều tiêu cực chưa chắc sẽ xảy ra.

Trong nguyên lý chụp X quang để chẩn đoán y khoa, bác sĩ thường sẽ điều chỉnh để không phát ra tia X vượt quá 5 rad. Đây là mức khá an toàn, chỉ khi người mẹ phơi nhiễm với liều bức xạ là 10 rad thì bé mới có nguy cơ giảm khả năng học tập hoặc có bất thường về mắt, mức độ phơi nhiễm phải trên 15 rad thì thai nhi mới có nguy cơ bị dị tật.

Trường hợp bạn thực hiện chụp X quang vùng bụng, xương chậu, lưng dưới, thận… bạn có thể gặp bác sĩ để tầm soát sức khỏe tổng thể và được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn. Do đó, bạn không nên quá lo âu mà trước hết cần bình tĩnh, sau đó cung cấp đầy đủ các thông tin với bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên phù hợp nhất nhé!

Tìm hiểu thêm: Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?

Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?
Nhiều phụ nữ lo lắng chụp X quang trước khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Những lưu ý khi chụp X quang trước khi mang thai

Theo các bác sĩ, nếu người phụ nữ cần thực hiện chụp X quang trước khi mang thai thì cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mặc dù nguy cơ từ chụp X quang khá thấp nhưng bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ không nên có thai ngay sau khi chụp X quang. Tốt nhất, bạn nên chờ ít nhất 4 tuần sau khi thực hiện kỹ thuật này rồi mới mang thai để đảm bảo chắc chắn về sự an toàn cho mẹ và bé.
  • Trước khi chụp X quang, bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có sự thống nhất và hiểu được sự cần thiết của kỹ thuật này, tránh tâm lý hoang mang cũng như để quyết định thời điểm mang thai phù hợp.
  • Trường hợp bạn có kế hoạch mang thai gần với ngày chụp X quang, bạn nên thông báo với bác sĩ để cân nhắc có nên thay phương pháp chẩn đoán khác hay không.
  • Nếu bác sĩ chỉ định chụp X quang trước khi mang thai, bạn cần tuân thủ nguyên tắc mặc đồ bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được ảnh hưởng của tia bức xạ đến cơ thể cũng như sức khỏe của con cái sau này.

Chụp X quang trước khi mang thai có sao không?

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm CA199 là gì? Ý nghĩa và những điều cần biết

Bạn cần trao đổi kỹ thông tin với bác sĩ về việc chụp X quang trước khi mang thai

Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang cũng như giải đáp băn khoăn chụp X quang trước khi mang thai có sao không. Mặc dù chụp X quang không quá gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, nhất là chuẩn bị cho việc mang thai nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *