Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh bao gồm sức đề kháng giảm, dễ bị viêm nhiễm, vết thương lâu lành,… Vậy bị tiểu đường có nhổ răng được không và những điều cần lưu ý khi người mắc bệnh tiểu đường nhổ răng là gì, cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bị tiểu đường có nhổ răng được không? Người tiểu đường cần lưu ý gì khi chăm sóc răng miệng?
Người bệnh tiểu đường khiến vết thương lâu lành, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vậy người bị tiểu đường có nhổ răng được không? Cách chăm sóc răng miệng dành cho người tiểu đường là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Contents
Mối liên hệ giữa các vấn đề răng miệng và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do khiếm khuyết insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường và các vấn đề về răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau liên quan đến lượng đường trong máu cao. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, người bệnh dễ gặp các vấn đề răng miệng như sâu răng, nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn và dễ mất răng.
Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị hoại tử xương hàm, đặc biệt là ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường. Lý giải cho vấn đề này, có thể thấy người bệnh tiểu đường có lượng insulin không đủ, khiến quá trình lành thương diễn ra chậm hơn. Trong lúc này, môi trường ẩm trong khoang miệng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, nấm, vi trùng tích tụ. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường nên không thể chống chọi lại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
Bị tiểu đường có nhổ răng được không?
Vì người bệnh tiểu đường thường gặp các vấn đề răng miệng kèm theo vấn đề hệ miễn dịch suy yếu, quá trình lành thường chậm nên người bệnh thường lo lắng bị tiểu đường có nhổ răng được không. Theo các bác sĩ, người bị tiểu đường vẫn có thể nhổ răng. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức đường huyết và tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn.
Thông thường, người bệnh tiểu đường nhổ răng cần duy trì lượng đường trong máu ở mức 7 – 10 mmol/l. Nếu lượng đường trong máu của người bệnh lớn hơn 10mmol/l thì bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống và kê thuốc điều trị để mức đường huyết ổn định lại bình thường mới thực hiện nhổ răng. Nếu lượng đường trong máu của người bệnh quá cao, quá trình đông máu suy yếu, khi nhổ răng sẽ mất nhiều thời gian chữa lành, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu?
Một số điều cần lưu ý về cách chăm sóc răng miệng của người tiểu đường
Bên cạnh tìm hiểu vấn đề người bị tiểu đường có nhổ răng được không thì người bệnh cũng cần lưu ý một số cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa các vấn đề răng miệng như sau:
Kiểm soát mức đường huyết
Người bệnh nên thường xuyên theo dõi và duy trì mức đường huyết ở mức ổn định theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Lượng đường huyết duy trì ổn định thì việc nhổ răng cũng sẽ an toàn, hiệu quả, nhanh lành vết thương và giảm nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng chỉ nha khoa
Việc sử dụng tăm tre để loại bỏ thức ăn trong những kẽ răng sẽ dễ dẫn đến những tổn thương tới lợi, lâu dần gây viêm lợi, tụt lợi, hở kẽ răng bởi vì tăm tre là vật cứng, có kích thước lớn. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám giữa các kẽ răng tốt hơn, từ đó phòng ngừa bệnh viêm lợi.
Bỏ hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá ở người bệnh tiểu đường khiến người bệnh dễ mắc bệnh nấm miệng và viêm nha chu cao gấp 20 lần so với người bệnh không hút thuốc. Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu ảnh hưởng đến quá trình lành thương một cách đáng kể. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ răng miệng cũng như sức khỏe của bản thân nhé.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ
Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để lại bỏ thức ăn và vi khuẩn bám trên răng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. Người bệnh nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm, nhỏ, đầu tròn để dễ dàng loại bỏ các mảng bám trên răng, khi vệ sinh răng hãy sử dụng lực nhẹ nhàng để tránh tổn hại đến men răng.
>>>>>Xem thêm: Môi bé bị dài: Nguyên nhân và cách khắc phục
Thăm khám răng miệng định kỳ
Người bệnh nên thường xuyên thăm khám răng miệng định kỳ, tối thiểu là 2 năm/lần để được kiểm tra các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đề cập với bác sĩ về tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân để được tư vấn và hướng dẫn xử lý các vấn đề răng miệng kịp thời khi cần thiết. Khi gặp các vấn đề như nướu bị sưng đỏ, đau, khô miệng, răng lung lay,… thì hãy chủ động liên hệ với bác sĩ ngay nhé.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề người bị tiểu đường có nhổ răng được không. Mặc dù, bị tiểu đường vẫn có thể thực hiện nhổ răng nhưng người bệnh nên chủ động nói về bệnh lý để bác sĩ có những phương pháp và hướng xử lý phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để điều trị các vấn đề răng miệng để đảm bảo an toàn nhé.