Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T

Xét nghiệm troponin T nhằm đo nồng độ troponin T trong mẫu máu của bạn. Troponin T là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào cơ tim. Vậy khi nào cần xét nghiệm troponin T? Ý nghĩa của xét nghiệm này là gì?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T

Xét nghiệm troponin T là một công cụ chẩn đoán rất hữu ích, có thể giúp chẩn đoán các cơn đau tim nhanh chóng và chính xác hơn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm troponin T, khi nào cần thực hiện xét nghiệm troponin T và ý nghĩa của giá trị troponin T.

Xét nghiệm troponin T là gì?

Xét nghiệm troponin T là một xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện để đo mức độ troponin T trong máu. Troponin T là một loại protein được tìm thấy trong cơ tim chứ không phải trong máu.

Thông thường, nồng độ troponin trong máu thấp đến mức chỉ những loại xét nghiệm nhạy cảm nhất mới có thể đo được. Nhưng nếu cơ tim của bạn bị tổn thương, troponin T sẽ rò rỉ vào máu và nồng độ troponin T trong máu sẽ tăng lên.

Xét nghiệm troponin T chủ yếu được sử dụng để giúp chẩn đoán các cơn đau tim. Các cơn đau tim làm tổn thương tim bằng cách đột ngột ngăn chặn dòng máu mang oxy đến một phần cơ tim. Không có oxy từ máu, các tế bào cơ tim sẽ chết và giải phóng troponin T.

Kết quả xét nghiệm troponin T có thể xác nhận tổn thương cơ tim do đau tim. Tim càng bị tổn thương thì lượng troponin T được giải phóng vào máu càng nhiều. Vì vậy, việc đo lượng troponin T trong máu cũng có thể giúp ước tính mức độ tổn thương của tim. Mức troponin T cao hơn bình thường cũng có thể được tìm thấy trong các tình trạng khác có thể gây tổn thương cơ tim.

Xét nghiệm troponin T còn được đề nghị sử dụng để đo lường ở những bệnh nhân suy thận mạn tính tiền thẩm phân phúc mạc. Giá trị này thường tăng khi bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tiền thẩm phân phúc mạc và tăng cao khi có biến cố tim mạch. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể tiên lượng hậu quả ngắn, trung, dài hạn cho những bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp.

Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T

Xét nghiệm troponin T là một xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện để đo mức độ troponin T trong máu

Khi nào cần xét nghiệm troponin T?

Một người có thể cần thực hiện xét nghiệm troponin T nếu có triệu chứng đau tim. Các triệu chứng có thể bắt đầu từ từ hoặc đột ngột. Chúng có thể nhẹ hoặc dữ dội và có thể đến rồi đi trong vài giờ, bao gồm:

  • Đau ngực, nặng nề hoặc khó chịu ở giữa hoặc bên ngực trái;
  • Đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm hoặc phía trên rốn;
  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể chất nhẹ;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường không rõ nguyên nhân, đôi khi kéo dài nhiều ngày;
  • Chóng mặt và choáng váng;
  • Đổ mồ hôi nhiều không rõ lý do;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim).

Ngoài ra, vì có giá trị tiên đoán tốt nên xét nghiệm troponin T đã được đề nghị sử dụng để đo lường ở những bệnh nhân:

  • Suy thận mạn tính: TnT thường tăng ở các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tiền thẩm phân phúc mạc, tăng cao trước khi xảy ra biến cố tim mạch.
  • Tiên lượng hậu quả ngắn, trung và dài hạn cho những bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp.
  • Đánh giá hiệu quả của liệu pháp chống huyết khối.

Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T

Xét nghiệm troponin T được thực hiện khi người bệnh cảm thấy đau ngực, nặng nề và khó chịu ở giữa hoặc bên ngực trái

Quy trình thực hiện xét nghiệm troponin T

Xét nghiệm troponin T là một xét nghiệm thực hiện thông qua lấy mẫu máu trên cánh tay của bạn. Giống như các quy trình xét nghiệm máu thông thường, một lượng máu vừa đủ sẽ được lấy từ cánh tay gần khuỷu tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ hoặc châm chích một chút khi kim đâm vào.

Kết quả xét nghiệm thường có sau một đến hai giờ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về kết quả và ý nghĩa của chúng. Một số người có thể cần tiếp tục xét nghiệm theo dõi và chăm sóc y tế bổ sung vì các triệu chứng vẫn tiếp diễn.

Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm này có rất ít hoặc không có tác dụng phụ. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có cảm giác châm chích nhẹ khi đưa kim vào để lấy mẫu máu (trừ khi có sẵn đường truyền tĩnh mạch để lấy mẫu). Tại vị trí lấy máu có thể xuất hiện một vết bầm tím nhỏ nhưng những vết bầm này thường biến mất sau vài ngày.

Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T
Quy trình xét nghiệm troponin T rất đơn giản, chỉ cần một lượng máu được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay

Ý nghĩa của giá trị Troponin T

Giá trị bình thường

Nồng độ troponin trong tim thường thấp đến mức không thể phát hiện được bằng hầu hết các xét nghiệm máu.

Nếu kết quả xét nghiệm troponin của bạn cho thấy mức troponin bình thường sau 12 giờ từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thì có thể không xảy ra cơn đau tim.

Giá trị bình thường của troponin T trong máu thường dưới 0,04 ng/ml. Tuy nhiên, phạm vi bình thường của nồng độ troponin T ở nam và nữ là khác nhau và cũng có thể khác nhau tùy theo từng phòng thí nghiệm. Giá trị trên 0,40 ng/ml có thể cho thấy khả năng cao đã xảy ra một cơn đau tim.

Giá trị bất thường

Ngay cả khi nồng độ troponin T tăng nhẹ cũng thường có nghĩa là đã có một số tổn thương ở tim. Nồng độ troponin rất cao là dấu hiệu cho thấy cơn đau tim đã xảy ra.

Hầu hết bệnh nhân bị đau tim đều có nồng độ troponin tăng trong vòng 6 giờ. Sau 12 giờ, hầu hết những người bị đau tim đều có mức độ tăng cao.

Nồng độ troponin có thể duy trì ở mức cao trong 1 đến 2 tuần sau cơn đau tim. Nồng độ troponin có thể tiếp tục tăng trong khoảng 24 giờ sau khi cơn đau tim bắt đầu. Vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy mức troponin T cao, bạn có thể sẽ được xét nghiệm hai lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ.

Kết quả của những xét nghiệm này cho thấy tốc độ và mức độ tăng troponin như thế nào. Thông tin đó giúp ước tính mức độ tổn thương cơ tim và khả năng phục hồi của bạn.

Nồng độ troponin T cao trong máu không phải lúc nào cũng có thể do tổn thương cơ tim hoặc suy tim và bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm tiếp theo như điện tâm đồ (ECG) để tìm và giải quyết nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

Nồng độ troponin tăng cũng có thể do:

  • Nhịp tim nhanh bất thường;
  • Huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng huyết áp phổi);
  • Tắc nghẽn động mạch phổi do cục máu đông, mỡ hoặc tế bào khối u (thuyên tắc phổi);
  • Suy tim sung huyết;
  • Co thắt động mạch vành;
  • Viêm cơ tim do virus;
  • Tập thể dục kéo dài (ví dụ chạy marathon);
  • Chấn thương làm tổn thương tim;
  • Suy yếu cơ tim (bệnh cơ tim);
  • Bệnh thận mãn tính;
  • Nhiễm Covid-19 nghiêm trọng.

Xét nghiệm troponin T là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm troponin T

>>>>>Xem thêm: L Glutathione uống khi nào? Thời điểm thích hợp để sử dụng L Glutathione

Nồng độ troponin T trong máu cũng tăng trong hợp người bệnh bị viêm cơ tim

Mức độ troponin tăng lên cũng có thể là kết quả của một số thủ tục y tế như:

  • Nong mạch/đặt stent mạch vành;
  • Khử rung tim hoặc sốc điện;
  • Phẫu thuật tim.

Như vậy, quy trình xét nghiệm troponin T rất đơn giản, chỉ cần một lượng máu nhỏ được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay và gửi đi xét nghiệm. Xét nghiệm troponin T khá hữu ích trong việc chẩn đoán kịp thời cơn đau tim. Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh về tim và cơn đau tim về lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *