Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?

Nhiễm GBS là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Mặc dù nhiễm GBS thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng các mẹ vẫn nên tìm hiểu để phòng tránh khả năng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Do đó, xét nghiệm GBS đã trở thành xét nghiệm sàng lọc phổ biến đối với tất cả phụ nữ mang thai. Vậy xét nghiệm GBS là gì? Nên được thực hiện khi nào? Hãy cùng KenShin tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?

Để có thể dễ dàng giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm GBS là gì?” hay “Xét nghiệm GBS có cần thiết không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về GBS nhé.

Tổng quan về GBS

GBS là gì?

GBS là tên viết tắt của Group B Streptococcus, có nghĩa là liên cầu khuẩn nhóm B. GBS là một trong nhiều loại vi khuẩn sống trong cơ thể, chúng thường được tìm thấy ở đường tiết niệu, đường tiêu hóa và vùng sinh dục. Chúng hiếm khi gây ra các triệu chứng hoặc vấn đề ở người lớn nhưng có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Ở phụ nữ, GBS được tìm thấy chủ yếu ở âm đạo và trực tràng. Vì vậy, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể lây vi khuẩn sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Vì thế, đây không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?

GBS là một loại vi khuẩn có hình dạng như những quả cầu liên tiếp nhau

GBS có thể gây ra vấn đề gì?

Các vấn đề sức khỏe do GBS gây ra thường không phổ biến. Tuy nhiên, chúng có thể gây bệnh ở một số người, chẳng hạn như người già và những người mắc một số bệnh lý. GBS có thể gây nhiễm trùng ở những vùng cơ thể như máu, phổi, da hoặc xương.

Ở phụ nữ mang thai, GBS có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, tử cung, nhau thai và nước ối.

Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, phụ nữ mang thai vẫn có thể truyền bệnh sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Biến chứng của nhiễm trùng GBS ở trẻ sơ sinh

Khi mẹ bầu mắc GBS được điều trị bằng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, hầu hết trẻ sơ sinh không gặp bất kỳ vấn đề gì. Nhưng một số em bé có thể bị bệnh nặng do GBS. Thông thường, trẻ sinh non sẽ dễ bị nhiễm GBS hơn trẻ sinh đủ tháng vì cơ thể trẻ và hệ miễn dịch kém phát triển.

Trẻ sơ sinh mắc GBS có thể khởi phát sớm hoặc khởi phát muộn.

Nhiễm trùng khởi phát sớm

Với bệnh khởi phát sớm, trẻ thường bị ốm trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi sinh hoặc tối đa 7 ngày đầu tiên.

Bệnh khởi phát sớm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Viêm màng não hoặc tủy sống;
  • Viêm phổi;
  • Nhiễm trùng huyết.

Một số ít trẻ sơ sinh mắc bệnh khởi phát sớm sẽ tử vong ngay cả khi được điều trị ngay lập tức.

Nhiễm trùng khởi phát muộn

Với bệnh khởi phát muộn, trẻ sẽ bị ốm từ một tuần đến vài tháng sau khi sinh. Bệnh thường xảy ra do tiếp xúc với người mẹ sau khi sinh nếu người mẹ bị nhiễm bệnh.

Nhiễm trùng khởi phát muộn cũng nghiêm trọng và có thể gây viêm màng não. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể khó phát hiện. Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bé ngay lập tức nếu bé có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh, bao gồm:

  • Thiếu năng lượng;
  • Cáu gắt;
  • Bú kém;
  • Sốt cao.

Xét nghiệm GBS là gì?

Như vậy có thể thấy nhiễm trùng GBS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở trẻ sơ sinh. Vậy xét nghiệm GBS là gì?

Xét nghiệm GBS là xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện vi khuẩn GBS ở phụ nữ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm như một phần của sàng lọc trước sinh định kỳ. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng.

Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?

Xét nghiệm GBS là gì không phải ai cũng biết

Xét nghiệm này đơn giản, không quá đắt tiền và không gây đau đớn. Thông thường, xét nghiệm sẽ được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy. Kết quả thường có sau 1 đến 3 ngày.

Nếu xét nghiệm tìm thấy GBS, người phụ nữ được cho là “dương tính với GBS”. Điều này có nghĩa là người bệnh có vi khuẩn trong cơ thể chứ không có nghĩa là bệnh nhân hoặc đứa trẻ sẽ bị bệnh vì vi khuẩn đó.

Nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mẫu máu hoặc dịch tủy sống. Nhưng không phải tất cả trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với GBS đều cần xét nghiệm. Hầu hết trẻ khỏe mạnh chỉ được theo dõi để xem chúng có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Những ai cần xét nghiệm GBS?

Bên cạnh thắc mắc “Xét nghiệm GBS là gì?”, nhiều người còn băn khoăn “Không biết bản thân mình có nên xét nghiệm GBS hay không?”. Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau, bạn nên tiến hành xét nghiệm GBS:

  • Bản thân có tiền sử nhiễm GBS.
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp các vấn đề trong thai kỳ: Đa thai, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiền sử sinh non hoặc ối vỡ sớm.
  • Phụ nữ mang thai.

Nên xét nghiệm GBS khi nào?

Khoảng 1 trong 4 phụ nữ mang thai nhiễm GBS. Vậy nên tất cả phụ nữ mang thai đều nên xét nghiệm GBS. Xét nghiệm này được thực hiện ở tuần thai thứ 35 đến 37 của thai kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời vi khuẩn GBS, giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn cho trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu thêm: Quy trình tiêm thuốc kích trứng IUI diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên xét nghiệm GBS

Quy trình xét nghiệm GBS

Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm GBS bằng tăm bông hoặc nước tiểu. Nếu em bé sơ sinh của bạn cần xét nghiệm, bác sĩ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm máu hoặc chọc dò tủy sống.

Xét nghiệm bằng tăm bông

Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám. Bác sĩ sẽ sử dụng một miếng bông gòn nhỏ để lấy mẫu tế bào và dịch lỏng từ âm đạo và trực tràng của bạn. Sau đó mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để nuôi cấy. Từ đó xác định vi khuẩn GBS có hay không có trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm nước tiểu

Cũng như xét nghiệm nước tiểu thông thường, bạn sẽ được cung cấp một lọ để chứa mẫu bệnh phẩm. Tuy nhiên, bạn sẽ được hướng dẫn để đảm bảo mẫu của bạn được vô trùng. Nó bao gồm các bước sau:

  • Rửa sạch tay.
  • Làm sạch vùng sinh dục của bạn bằng miếng bông vệ sinh đã được cung cấp trước đó. Để làm sạch, hãy mở môi âm hộ của bạn và lau từ trước ra sau.
  • Bắt đầu đi tiểu vào nhà vệ sinh.
  • Di chuyển lọ chứa dưới dòng nước tiểu của bạn.
  • Thu thập ít nhất ⅓ đến ½ lượng nước tiểu trong lọ.
  • Đóng kín nắp và trả lại lọ chứa mẫu cho kỹ thuật viên để tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm máu

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu máu từ gót chân của em bé. Sau đó, một lượng nhỏ máu sẽ được thu vào ống nghiệm hoặc lọ. Em bé của bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức khi kim đâm vào hoặc rút ra.

Xét nghiệm GBS là gì? Nên xét nghiệm GBS khi nào?

>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Ngoài mẹ bầu, trẻ sơ sinh cũng phải xét nghiệm GBS khi có các dấu hiệu nhiễm GBS

Chọc dò tủy sống

Là một xét nghiệm nhằm thu thập và quan sát dịch tủy sống, chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống. Trong quá trình làm thủ tục:

  • Y tá sẽ bế em bé trong tư thế cuộn tròn.
  • Kỹ thuật viên sẽ làm sạch lưng cho bé và tiêm thuốc gây tê vào da để bé không cảm thấy đau trong suốt quá trình. Có thể sẽ bôi một loại kem gây tê lên lưng em bé trước khi tiêm.
  • Để giúp em bé chịu đựng thủ thuật tốt hơn, có khả năng bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc an thần và/hoặc thuốc giảm đau.
  • Sau khi vùng lưng bị tê hoàn toàn, bác sĩ sẽ chèn một cây kim mỏng, rỗng vào giữa hai đốt sống ở cột sống dưới.
  • Bác sĩ sẽ rút một lượng nhỏ dịch não tủy để xét nghiệm. Xét nghiệm này sẽ mất khoảng năm phút.

Vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc “Xét nghiệm GBS là gì?”. Xét nghiệm GBS là một xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện vi khuẩn GBS ở phụ nữ mang thai. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vi khuẩn GBS giúp giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn cho trẻ sơ sinh, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *