Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng đọc ngay bài viết này để biết thêm thông tin nhé!

Bạn đang đọc: Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?

Vùi dương vật ở trẻ là dị tật dương vật bẩm sinh có thể nhận dạng được ngay khi vừa chào đời. Đây là một căn bệnh hiếm gặp không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng về lâu dài sẽ gây khó tiểu, mất thẩm mỹ và có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai. Hãy theo dõi bài viết này ngay để biết thêm thông tin về căn bệnh này và cách điều trị cho trẻ nhé!

Vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ nên đi khám khi nào?

Khi nào cho trẻ đi khám bệnh vùi dương vật là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi:

  • Dương vật trẻ bị thụt vào không thấy rõ hình dáng dương vật;
  • Trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu;
  • Bao quy đầu căng phồng khi đi tiểu, tiểu yếu, tia nước tiểu bị đứng quãng liên tục;
  • Dương vật của trẻ nhỏ hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?

Vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ nên được đưa đi khám sớm

Đâu là nguyên nhân gây vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có hai yếu tố một là bẩm sinh và hai là bệnh không bẩm sinh. Việc nhận biết và điều trị kịp thời sẽ giúp sức khỏe của trẻ được bảo đảm và tạo sự yên tâm cho cha mẹ.

Nguyên nhân bẩm sinh

Trong lúc phát triển bào thai các lớp mỡ, da xung quanh bao lại phần dương vật cũng là một trong những nguyên nhân gây vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ. Nguyên nhân này xảy ra có thể do trẻ di truyền gen lặn của cha.

  • Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên vùi dương vật ở trẻ sơ sinh là do mỡ trên xương mu dư thừa hoặc chiều cao ống da dương vật bị thiếu kèm theo là bao quy đầu dương vật chật khít làm túi nước tiểu ùn ứ.
  • Dương vật nhỏ: Hình dạng dương vật không bị cong vẹo, thụt lùi nhưng ngắn hơn so với kích thước chuẩn khoảng 2 lần trở lên.

Nguyên nhân do các tác động khác

Các tác động bên ngoài cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây vùi dương vật ở trẻ sơ sinh. Các tác nhân này hầu hết do các yếu tố bên ngoài tác động đến làm dương vật bị vùi lấp:

  • Phẫu thuật dương vật: Phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu cũng là một trong những nguyên do khiến dương vật ngắn lại. Điều này có thể làm dương vật bị ngắn lại 2 – 3 cm.
  • Trẻ có lớp mỡ dày ở vùng mu: Làm cho phần da quanh xương mu dương vật bị sụt lún, các nếp nhăn da dương vật che phủ bị ẩn vào trong tạo cảm giác dương vật bị ngắn lại. Hẹp bao quy đầu do mỡ da dương vật quá nhiều gây ra thường dẫn đến các phán đoán sai lầm trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của phù hạch bạch huyết do tích tụ bạch cầu lympho gây vùi lấp dương vật.

Các mức độ chính của vùi dương vật ở trẻ sơ sinh

Việc phân biệt các mức độ bệnh ở trẻ sẽ giúp điều trị bệnh vùi dương vật trở nên dễ dàng hơn. Có ba mức độ chính của bệnh vùi dương vật ở trẻ sơ sinh:

  • Mức độ vùi nhẹ: Ống da dương vật thụt lùi bao quanh dương vật nhưng vẫn sờ được dương vật trong ống da.
  • Mức độ vùi vừa: Sờ không cảm nhận được dương vật tuy vậy kéo ống da xuống xương mu sẽ thấy được phần thân dương vật nhô ra một phần.
  • Mức độ vùi nặng: Dương vật nằm sâu hẳn trong lớp da, mỡ dưới xương mu. Dương vật bị sụt lún nhìn như không có dương vật.

Tìm hiểu thêm: Tatanol là thuốc gì? Tatanol uống trước hay sau ăn?

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?
Các mức độ vùi dương vật ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán bệnh vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ

Cách chẩn đoán vùi dương vật ở trẻ sơ sinh thường được dùng nhất là khám lâm sàng. Các triệu chứng của bệnh thường gặp gồm:

  • Dương vật ngắn so với bình thường;
  • Bao quy đầu dương vật phình to làm dương vật bị vùi vào trong;
  • Mỡ da xung quanh dương vật dày hơn so với những bé trai khác;
  • Hẹp bao quy đầu làm dương vật kẹt lại trong da;
  • Túi nước tiểu bị ứ đọng lại ở phần giữa bao quy đầu và quy đầu.

Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về dương vật như cắt bao quy đầu sai cách làm dương vật bị lún ngược vào, chít hẹp bao quy đầu. Điều trị sớm căn bệnh này sẽ tránh làm trẻ ngại ngùng trước các bạn nam cùng trang lứa và làm trẻ tự tin chơi với bạn bè hơn.

Điều trị vùi dương vật ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có thể tự phục hồi khi lớn lên nhưng một số trẻ em cần dùng phương pháp trị liệu để hỗ trợ phục hồi dương vật. Sau khi được chẩn đoán và đưa ra các phương hướng điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ chữa bệnh hiệu quả hơn tránh các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ.

  • Có chế độ ăn hợp lý: Nếu vùi dương vật ở trẻ sơ sinh do béo phì gây ra phụ huynh cần nghe theo khuyến nghị của bác sĩ để trẻ có một chế độ ăn lành mạnh hơn.
  • Dải xơ kéo làm vùi lấp dương vật: Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp nong lộn bao quy đầu để dương vật lồi ra khỏi bao quy đầu, chờ đến khi 1 – 2 tuổi sẽ tiến hành phẫu thuật lộn lại bao quy đầu cho trẻ.
  • Cha mẹ cũng có thể chọn biện pháp cắt bao quy đầu ngay sau một tháng khi trẻ sinh ra.

Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại hay không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh teo cơ ở người lớn tuổi và cách phòng tránh

Điều trị vùi dương vật ở trẻ sơ sinh
  • Phẫu thuật dương vật: Rạch dọc da mặt bụng dương vật theo đường được đánh dấu. Tại vị trí đánh dấu cuối của đường rạch, bác sĩ sẽ kéo dài đường mổ ngang sang hai bên sao cho thành hình chiếc mỏ neo. Đặt ống thông tiểu và khâu lại.
  • Trẻ cũng có thể được kê một số thuốc kháng viêm và kéo da bao quy đầu mỗi ngày để phục hồi dương vật về bình thường.

Theo dõi các phản ứng của trẻ

Ở cả hai giai đoạn điều trị và sau điều trị cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện ở trẻ để có thể phát hiện các phản ứng “sốc” thuốc hay các biến chứng khác. Cha mẹ cần dùng các phương pháp chữa trị tại gia hoặc đưa trẻ tái khám, nhập viện ngay khi có các biểu hiện sau:

  • Phù dương vật: Ở tình trạng nhẹ phụ huynh có thể dùng khăn ấm sạch sẽ đắp lên phần dương vật bị phù.
  • Chảy máu: Đây là triệu chứng khá ít gặp, xảy ra khi vết thương chưa được gắn kết hoàn toàn chỉ cần ép băng lại. Nếu như tình trạng chảy máu ra càng nhiều hay không có dấu hiệu dừng lại cần đến tái khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ.
  • Nhiễm trùng: Dương vật là vùng dễ bị ẩm ướt, viêm nhiễm do tính chất bài tiết chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Có thể uống kháng sinh để khắc phục tình trạng này.

Trên đây là một số thông tin để các bậc phụ huynh nhận diện kịp thời bệnh vùi dương vật ở trẻ sơ sinh, từ đó có thể điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý của con em mình trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *