Virus thủy đậu có thể tồn tại trong không khí và đây cũng là con đường có khả năng lây nhiễm bệnh cao. Vậy virus thủy đậu sống trong bao lâu? Phòng ngừa và chữa trị bệnh như thế nào hiệu quả?
Bạn đang đọc: Virus thủy đậu sống trong bao lâu? Cách chữa trị và phòng ngừa
Thủy đậu là bệnh có nguy cơ truyền nhiễm rất cao, mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng vẫn nên có biện pháp chữa trị và phòng ngừa. Virus thủy đậu có thể lây truyền thông qua đường không khí, điều đó chứng minh virus có thể sống một khoảng thời gian ngoài môi trường. Vậy virus thủy đậu sống trong bao lâu? Hãy cùng KenShin tìm hiểu thời gian sống của virus khi ra ngoài môi trường ở bài viết dưới đây nhé.
Contents
Thông tin sơ bộ về bệnh thủy đậu
Trước khi tìm hiểu vấn đề virus thủy đậu sống trong bao lâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về bệnh thủy đậu trước nhé. Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus varicella-zoster (VZV), một loại virus cũng có thể gây ra bệnh zona.
Theo đó, virus thủy đậu mang đặc tính phát ban các đợt liên tiếp, đi kèm với các triệu chứng: Sốt, mệt mỏi, nổi mẩn, ngứa rát, nổi mụn mủ, vảy tiết mọc trên bề mặt da… Tất cả những người chưa bị hoặc chưa tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu đều có nguy cơ mắc và lây nhiễm bệnh.
Tìm hiểu virus thủy đậu sống trong bao lâu?
Virus thủy đậu có tỷ lệ lây nhiễm qua đường không khí rất cao, ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian cũng dễ lây bệnh. Vậy virus thủy đậu sống trong bao lâu? Khi bạn tiếp xúc với người bị thủy đậu, trong khoảng 2 tuần (10 – 21 ngày) các triệu chứng của thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện. Đây chính là thời gian virus sống, ủ bệnh và khởi phát.
Thời điểm virus thủy đậu lây nhiễm mạnh nhất là khi nào? Đó là vào thời điểm bệnh ở giai đoạn toàn phát, khi người bệnh xuất hiện những nốt mụn trên cơ thể. Sau giai đoạn này, khả năng lây nhiễm sẽ giảm xuống nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, hãy thật cẩn trọng khi tiếp xúc với người nhiễm virus thủy đậu.
Ở một số trường hợp đặc biệt, những người đã mắc thủy đậu vẫn có nguy cơ bị mắc lại bệnh và vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Trường hợp bạn chưa mắc bệnh, chưa tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thì nên tiêm phòng sớm để phòng ngừa thủy đậu tốt hơn nhé.
Cách chữa trị và phòng ngừa virus gây bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu là bệnh khả năng lây nhiễm cao nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh thường mang lại khó chịu, ảnh hưởng tạm thời đến cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp những nốt mụn nước có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Vậy chữa trị bệnh thủy đậu như thế nào để nhanh khỏi và không để lại sẹo? Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào là hiệu quả?
Cách chữa trị khi mắc bệnh thủy đậu
Để điều trị bệnh thủy đậu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo một vài cách chữa trị dưới đây:
- Sử dụng thuốc sát trùng/thuốc bôi ngoài da: Khi xuất hiện những nốt mụn nước, mụn mủ bạn có thể sử dụng thuốc để sát trùng, xử lý chúng. Thuốc xanh Methylen sẽ là gợi ý hay dành cho bạn, hãy thật cẩn thận với các nốt mụn để tránh bội nhiễm da nhé.
- Trường hợp bị sốt thì nên sử dụng thuốc hạ sốt không chứa aspirin như Acetaminophen.
- Đối với trẻ em khi bị thủy đậu thường có sức đề kháng yếu, chúng tôi khuyên bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám.
- Nên tắm, lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh.
- Với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì có thể sử dụng Acyclovir. Đây là một loại thuốc kháng virus được bác sĩ khuyên dùng khi điều trị thủy đậu.
- Các nốt mụn thường gây ngứa ngáy, khó chịu vì vậy bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm ngứa để giảm thiểu tình trạng này nhé.
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan mãn tính có để lại biến chứng cho sức khỏe không?
Phòng ngừa virus gây bệnh thủy đậu như thế nào?
Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm ở cả trẻ em và người lớn, vậy nên chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Tiêm vắc xin được xem là biện pháp phòng ngừa tốt và hiệu quả nhất.
- Tiêm ngừa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan nguồn bệnh.
- Người bệnh cần được cách ly tạm thời, hạn chế sinh hoạt chung phòng với người khác trong giai đoạn toàn phát.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tuyệt đối không sử dụng chung đồ với người đang nhiễm virus thủy đậu.
- Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ cá nhân để hạn chế virus gây bệnh.
- Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Quan hệ nhiều có làm môi bé dài ra không?
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc virus thủy đậu sống trong bao lâu? Cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả. Hy vọng bài viết này của KenShin sẽ mang lại những thông tin về sức khỏe hữu ích dành cho bạn.