Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila còn được gọi là vi khuẩn “ăn thịt người” bởi nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Aeromonas hydrophila là một loại vi khuẩn dị dưỡng tại các khu vực có khí hậu ấm.

Bạn đang đọc: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?

Aeromonas hydrophila là loại vi khuẩn rất ít gặp nhưng các bệnh lý mà nó gây ra lại rất nghiêm trọng. Hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với độc giả về con đường lây nhiễm của vi khuẩn Aeromonas hydrophila và cách phòng ngừa các bệnh lý do loại vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn aeromonas hydrophila là gì?

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (AH) là một loại trực khuẩn gram âm, hiếu kỵ khí tùy tiện, có khả năng gây ra các bệnh lý nghiêm trọng tương tự với những loại trực khuẩn gram âm khác như vi khuẩn hoại thư sinh hơi, Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Pseudomonas aeruginosa…

Về hình dạng, vi khuẩn Aeromonas hydrophila có hình que và có kích thước khoảng 1 – 3 micrometer chiều dài, khoảng 0,5 – 1 micrometer chiều rộng.

Về môi trường sống, vi khuẩn Aeromonas hydrophila thường trú ngụ tại môi trường nước ấm và vùng nước lợ ven biển ở các khu vực có nhiệt độ nóng ẩm. Loại vi khuẩn này tiết ra ngoại độc tố tương tự vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra bệnh tả. Do vậy, khi nhiễm phải vi khuẩn Aeromonas hydrophila sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tả ở thể nhẹ.

Aeromonas hydrophila thường được tìm thấy trong nước lợ hoặc nước ngọt bẩn, bùn lầy hoặc cống rãnh… từ đó gây bệnh chủ yếu cho các loài cá, tôm, nhái, ếch, bò sát. Trong trường hợp những người bị trầy xước da, bị vết cắt trên da, mọc mụn nhọt, lở loét… có tiếp xúc với nguồn nước bẩn chứa loại vi khuẩn này thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh tương đối cao.

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là một loại trực khuẩn gram âm

Con đường lây của vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì?

Nếu không may uống phải loại nước bẩn có chứa vi khuẩn Aeromonas hydrophila hoặc chứa ngoại độc tố do chúng tiết ra, sau khi đi vào đường ruột chúng có thể gây ra những nguy cơ như nhiễm trùng huyết hoặc suy đa tạng. Tình trạng này thường dễ xảy ra với nhóm đối tượng đang bị suy giảm hệ miễn dịch.

Trong trường hợp bị nhiễm qua da, vi khuẩn Aeromonas hydrophila sẽ xâm nhập vào vết thương, gây ra tình trạng viêm hoại tử da, viêm cơ hoặc cân cơ, nhiễm trùng huyết và suy đa tạng với nguy cơ tử vong cao. Đồng thời có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng đường mật với nguy cơ nhiễm trùng huyết thường dễ xảy ra với những đối tượng có tiền sử mắc bệnh xơ gan và đang bị suy giảm miễn dịch.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương trên da, vi khuẩn Aeromonas hydrophila sẽ đi vào máu, tới các cơ quan hoặc mô mềm trong cơ thể. Sau đó chúng sẽ nhân lên và gây bệnh thông qua nội độc tố Aerolysin. Loại độc tố này sẽ gắn với một số cơ quan cảm thụ nằm tại vách tế bào vật chủ, từ đó khiến tế bào bị tổn thương và gây hoại tử mô.

Để đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh lý do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra một cách chắc chắn, người bệnh cần được chỉ định thực hiện xét nghiệm nuôi cấy bệnh phẩm và phân lập được vi khuẩn hoặc có thể xác định loại vi khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR – polymerase chain reaction.

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống

Phương pháp điều trị bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Bệnh lý do vi khuẩn Aeromonas hydrophila thường ít gặp nên nhiều bác sĩ sẽ không nghĩ đến bệnh xảy ra do nguyên nhân này. Vì thế, bệnh dễ bị bỏ qua, trong khi đó bệnh lý này lại tiến triển rất nhanh, gây viêm nhiễm, hoại tử tại nhiều cơ quan, dễ sốc nặng và dẫn đến suy đa tạng, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh đúng cách sẽ có đáp ứng tốt và tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng do hoại tử các tổ chức. Dưới đây là phương pháp điều trị bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, cụ thể là:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila vẫn có thể nhạy cảm với các loại kháng sinh điều trị thông thường như Ciprofloxacin, Sulfamid, Tetracyclin, Chloramphenicol…. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này vẫn có thể kháng lại một số loại thuốc kháng sinh họ Cephalosporin và Penicillin.
  • Sử dụng hóa chất diệt khuẩn: Aeromonas hydrophila cũng là một loại vi khuẩn dễ dàng bị tiêu diệt bởi một số loại hóa chất diệt khuẩn thông thường.

Trên thực tế, tuy rằng vi khuẩn Aeromonas hydrophila còn nhảy cảm với nhiều loại kháng sinh và dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại hóa chất diệt khuẩn, nhưng bệnh thường tiến triển nhanh, gây viêm hoại tử tại nhiều tổ chức và bộ phận trên cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng và gây tử vong cao.

Hiện nay, với sự trợ giúp của các phương tiện y tế cũng như kỹ thuật cấp cứu hồi sức hiện đại cho hiệu quả đáp ứng cao nên đã giảm bớt tỷ lệ tử vong do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng sau khi điều trị khỏi bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra vẫn có thể phải chịu những di chứng nặng nề là hậu quả của những biến chứng bệnh để lại.

Tìm hiểu thêm: Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?
Phác đồ điều trị vi khuẩn Aeromonas hydrophila là sử dụng thuốc kháng sinh

Biện pháp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra

Như vậy, bạn đã biết được những triệu chứng, biến chứng và di chứng nghiêm trọng mà vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra cho người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý được gây ra bởi loại vi khuẩn này? Theo đó, các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh như sau:

  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với những nguồn nước bẩn như nước cống, vũng bùn đất… đặc biệt là khi trên cơ thể có vết thương, vết cắt, trầy xước, mụn nhọt hoặc lở loét…
  • Đối với trường hợp da bị tổn thương, cần sử dụng xà phòng và nước sạch để xử lý sạch các vết thương làm rách da, vết cắt, trầy xước, mụn nhọt… Sau đó, để khô ráo vết thương, sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn bên ngoài vết thương, băng che lại bằng băng gạc khô và sạch cho đến khi lành lại.
  • Nếu vết thương quá sâu hoặc nghiêm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để vết thương được xử lý theo đúng quy định. Trong trường hợp nhiễm phải nấm ở chân thì cũng cần được chăm sóc kỹ nhằm tránh nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
  • Đảm bảo vệ sinh của nguồn nước sinh hoạt, không để môi trường nước bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc.
  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phòng ngừa vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá.
  • Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ trong lao động nhằm bảo vệ cơ thể đối với những ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước.
  • Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, thực hiện cấy máu và các xét nghiệm nếu cần thiết để xác định vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
  • Làm kháng sinh đồ nhằm điều trị theo phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là gì? Con đường lây nhiễm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 18 tuổi có bị ung thư cổ tử cung không?

Hạn chế tiếp xúc với những nguồn nước bẩn để phòng ngừa vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm bệnh của vi khuẩn Aeromonas hydrophila và cách phòng ngừa loại vi khuẩn này. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *