Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ

Vaccine MVVAC là loại vaccine phòng sởi được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và những người chưa có miễn dịch bệnh. Cùng bài viết bên dưới khám phá thông tin về lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện cũng như các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC nhé!

Bạn đang đọc: Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ

Vaccine sởi đơn MVVAC tiêu chuẩn phòng ngừa bệnh sởi hàng đầu cho trẻ nhỏ. Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu để trị bệnh sởi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý và cho trẻ nhỏ thực hiện tiêm chủng theo đúng quy định.

Vaccine sởi đơn MVVAC là gì?

Loại vaccine sởi đơn được sử dụng hiện nay có tên MVVAC. Được biết, đây là vaccine virus sống, đã được giảm độc lực. MVVAC sản xuất dựa trên công nghệ chuyển giao từ viện Kitasato tại Nhật Bản kết hợp với công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO. Vaccine được Bộ Y tế cấp phép cho sử dụng vào cuối năm 2009. Theo đó, nó cũng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.

Bên cạnh vaccine sởi đơn MVVAC, xuất hiện các loại vaccine phối hợp khác nhằm mục đích phòng ngừa nhiều bệnh lý chưa có thuốc đặc trị như: Sởi, quai bị ở người lớn và trẻ em, Rubella.

Lịch tiêm chủng và quy trình thực hiện tiêm chủng vaccine MVVAC

Vaccine sởi đơn MVVAC đã được đi vào quy chế tạo nên miễn dịch chủ động ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở đi và cho cả những đối tượng chưa có kháng thể chống virus sởi.

Vaccine MVVAC có lịch tiêm chủng cụ thể như sau:

  • Mũi thứ nhất: Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine MVVAC theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Mũi thứ hai: Cần được tiêm nhắc lại khi trẻ bước qua tháng thứ 15 – 18. Cũng có thể kết hợp vaccine quai bị hay Rubella trong MMR II.

Cách sử dụng vaccine như sau: Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da với liều tiêm 0.5 ml/liều. Ngoài ra, không được tiêm ở tĩnh mạch.

Quy trình thực hiện tiêm chủng:

  • Bước 1: Khử trùng toàn bộ dụng cụ tiêm chủng và dụng cụ lấy vaccine theo quy định.
  • Bước 2: Bề mặt nắp của lọ vaccine cũng cần được khử trùng bằng cồn trước khi tiến hành sử dụng cho việc tiêm chủng.
  • Bước 3: Sử dụng bơm tiêm hút 5,5ml nước cất pha tiêm sau đó bơm vào lọ vaccine. Cần lắc đều để bột đông khô đồng thời vaccine tan hết. Người tiêm chủng sẽ đảm bảo dung dịch không có dị vật, cặn hay bị vẩn đục.
  • Bước 4: Sử dụng bơm tiêm có dung lượng 1ml để lấy 0,5ml vaccine. Bơm tiêm cần được thay đổi cho từng người.
  • Bước 5: Thực hiện tiêm dưới da của trẻ theo đúng hướng dẫn của chương trình TCMR.

Tuyệt đối không để nhiễm bẩn vào dụng cụ trong quá trình thao tác thực hiện tiêm chủng và cần thay đổi bơm tiêm mỗi khi lấy vaccine cho từng trẻ.

Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ

Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da

Chỉ định và chống chỉ định của vaccine MVVAC

Chỉ định

Vaccine MVVAC có chỉ định như sau:

  • Tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi.
  • Phòng ngừa bệnh cho các đối tượng chưa có kháng thể sởi.

Chống chỉ định

Một số đối tượng có chống chỉ định tiêm vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.
  • Cần hoãn tiêm đối với các đối tượng đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
  • Đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, loại trừ trẻ em bị nhiễm HIV chưa tiến triển sang AIDS.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người mắc bệnh lao đang tiến triển và chưa được đưa vào điều trị.

Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ

Vaccine MVVAC phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi

Những tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC

Một số phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:

  • Trẻ bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng trong khoảng 3 ngày.
  • Triệu chứng ho, sốt, sổ mũi cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ và kéo dài không quá 3 ngày.
  • Xuất hiện một số trường hợp tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận nguyên do bắt nguồn từ vaccine.
  • Một số báo cáo giảm tiểu cầu, co giật và viêm não được ghi nhận. Tuy nhiên, những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp.
  • Những tác dụng nghiêm trọng khác sau khi tiêm vaccine MVVAC chưa được ghi nhận.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vaccine nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Vaccine sởi đơn MVVAC thuộc dạng vaccine sống giảm độc lực. Do đó, có thể dùng kết hợp với các loại vaccine sống khác. Điều này không làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch và công hiệu.

Tuy nhiên, không được trộn lẫn các loại vaccine với nhau mà cần sử dụng bơm tiêm khác nhau cũng như đảm bảo không tiêm vào cùng một vị trí. Bạn cũng có thể lựa chọn tiêm thêm các loại vaccine sống khác cách mũi tiêm MVVAC tối thiểu 1 tháng.

Tìm hiểu thêm: Tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không?

Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ
Trẻ có thể bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng

Thận trọng khi sử dụng và bảo quản vaccine MVVAC

Thận trọng khi sử dụng

Một số điều cần thận trọng khi sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:

  • Cần đặc biệt thận trọng với các trường hợp có tiền sử co giật, sốt cao, dị ứng, giảm tiểu cầu hay tổn thương não.
  • Không nên sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC trong trường hợp đối tượng tiêm chủng đang bị sốt hay đang trong tiến trình điều trị và sử dụng các phương pháp tác động đến hệ miễn dịch như truyền máu, dùng thuốc,… Chỉ thực hiện tiêm chủng cho trẻ em đã hết sốt ít nhất 3 ngày và kết thúc quá trình điều trị tác động đến hệ miễn dịch ít nhất 4 tuần.

Bảo quản

Vaccine sởi đơn MVVAC cần được bảo quản trong điều kiện như sau:

  • Các lọ vaccine sởi loại đông khô nên được bảo quản ở nhiệt độ từ ≤ 8 độ C. Ngoài ra, cần tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
  • Các lọ nước pha tiêm cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tuyệt đối không làm đông băng.
  • Lọ vaccine sau quá trình pha hồi chỉnh với nước pha tiêm cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. Ngoài ra, những lọ vaccine này cần phải sử dụng trong vòng 6 giờ đồng hồ.

Vaccine sởi đơn MVVAC có giá bao nhiêu?

Vaccine sởi đơn MVVAC được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Tùy thuộc vào từng cơ sở tiêm phòng khác nhau, vaccine sởi đơn MVVAC sẽ có giá dao động khác nhau. Tuy nhiên, mức giá trung bình của loại vaccine này rơi vào khoảng 300.000 – 400.000 VND/mũi.

Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ

>>>>>Xem thêm: Thuốc lào có hại không? Cai thuốc lào sao cho hiệu quả?

Vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng KenShin

Hiện tại, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, việc tiến hành tiêm chủng vaccine sởi đơn MVVAC cho trẻ nhỏ và các đối tượng chưa được miễn dịch là đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong tương lai.

Đặc biệt vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại Trung tâm Tiêm chủng KenShin với mức giá ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế hàng đầu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *