Màng não là một màng mỏng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh. Vậy u màng não là gì? U màng não có di truyền không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị u màng não như thế nào?
Bạn đang đọc: U màng não có di truyền không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị u màng não
Trên thực tế, hầu hết các khối u màng não đều lành tính, tiến triển chậm và đặc biệt là không có khả năng thâm nhiễm hay di căn sang các mô, cơ quan khác trong cơ thể. Trước khi tìm hiểu u màng não có di truyền không, hãy cùng KenShin điểm qua một vài nét cơ bản về u màng não bạn nhé.
Contents
Tổng quan về u màng não
U màng não có tên tiếng anh là Meningiomas. Đây là một bệnh lý liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào mũ trong mạng nhện – một trong ba lớp màng bao phủ bên ngoài nhu mô não và tủy sống. Các tế bào mũ phát triển mất kiểm soát trong mạng nhện sẽ hình thành nên các khối u, gọi là u màng não.
Theo thống kê, khoảng hơn 90% các khối u xuất hiện ở màng não là u lành tính, thường phát triển chậm, không có dấu hiệu di căn và gần như không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Tuy u màng não không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại thường tạo áp lực lên não và tủy sống gây hội chứng tăng áp lực nội sọ với các triệu chứng như nôn vọt, đau đầu… Trong một số trường hợp, khối u nằm tại vị trí đặc biệt dễ gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khối u màng não có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt nhu mô não hoặc tủy sống. Căn cứ vào kích thước, vị trí cũng như tính chất của khối u mà các biểu hiện cũng như triệu chứng của bệnh có sự khác nhau ở từng trường hợp.
U màng não có di truyền không?
Tỷ lệ người mắc u màng não đang có xu hướng ngày một gia tăng hiện nay và u màng não có di truyền không vẫn luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều người.
Các chuyên gia khẳng định rằng, u màng não không phải là bệnh di truyền mà gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà những người đã và đang mắc u màng não vẫn hoàn toàn có thể sinh đẻ bình thường mà không cần lo lắng đến vấn đề con sinh ra bị giống mẹ hay giống bố.
Tuy vậy, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ phát triển khối u não ở bạn sẽ tăng lên nếu trong gia đình cả bạn có một thành viên đã từng mắc ung thư não.
Ngoài ra, u màng não tuy không di truyền nhưng nếu trong gia đình có tiền sử mắc hội chứng Neurofibromatosis thì nguy cơ mắc bệnh u màng não của bạn sẽ cao hơn bình thường.
Tóm lại, với câu hỏi u màng não có di truyền không thì câu trả lời là không bạn nhé. U màng não không di truyền nhưng sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoài môi trường như bức xạ, rối loạn nội tiết tố ở nữ giới…
Triệu chứng của u màng não
Như đã nêu trên, u màng não đa số là lành tính, phát triển chậm do đó trong giai đoạn đầu rất khó để người bệnh phát hiện ra bệnh. Người bệnh chỉ phát hiện ra u màng não khi khối u đã phát triển trong một thời gian dài và kích thước khối u đã lớn. Căn cứ vào vị trí, tính chất của khối u mà các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều hay ít.
Dưới đây là một số dấu hiệu u màng não thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo:
- Đau đầu: Cảm giác đau đầu sẽ xuất phát từ vùng có khối u và sau đó lan rộng ra toàn bộ đầu nếu như người bệnh không phát hiện bệnh sớm và có hướng xử trí triệt để khối u. Trong trường hợp này, hầu hết các loại thuốc giảm đau đều không có tác dụng.
- Động kinh: Tay hoặc chân của người bệnh đột nhiên bị co giật. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị co giật toàn bộ cơ thể, thời gian người bệnh rơi vào trạng thái động kinh có thể lên đến 30 phút.
- Rối loạn ý thức: Người bệnh có u màng não sẽ phải đối mặt với một số tật về ý thức như thay đổi tính cách và hành vi đột ngột, lú lẫn, ngủ gà…
- Buồn nôn không rõ nguyên nhân: Triệu chứng này xảy ra thường xuyên và thường đi kèm với các cơn đau đầu, khiến cho người bệnh sợ vào tình trạng mệt mỏi.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như yếu chi, rối loạn thị giác, ù tai…
Tìm hiểu thêm: GS trong siêu âm thai là gì? Chỉ số GS như thế nào là bình thường?
Chẩn đoán và điều trị u màng não
Mặc dù u màng não không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, song nhiều trường hợp khối u phát triển lớn gây chèn ép dây thần kinh trung ương. Nếu không được chẩn đoán u màng não và điều trị sớm có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vậy u màng não được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Chẩn đoán
U màng não có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, do vậy các bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc và thông qua đó để dự đoán vị trí khối u cũng như có định hướng chẩn đoán bằng các thăm dò cận lâm sàng chuyên sâu. Một số thăm dò cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán u màng não bao gồm:
- Chụp X-quang sọ não: Hình ảnh chụp X-quang sọ não sẽ cho thất ba đặc điểm chính của khối u bao gồm dấu giãn rộng các nhóm dây mạch máu màng não, hủy xương hoặc tăng sinh xương cùng các nốt vôi hóa của khối u.
- Siêu âm não: Phương pháp này có thể được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu ảnh hưởng đường giữa và vùng não thất.
- Xạ hình: Mục đích của phương pháp này nhằm xác định vị trí chính xác và kích thước của khối u.
- Chụp cắt lớp PET/CT và ghi hình não: Kết quả của phương pháp này giúp các bác sĩ xác định được vị trí khối u, mức độ lan rộng cũng như đánh giá đây là u lành hay u ác tính, đưa ra định hướng phương pháp điều trị phù hợp.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Kiểm tra mức độ phù não, đánh giá phù não chỉ chất hiện quanh khối u hay lan rộng đến chất trắng cả bán cầu não. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp các bác sĩ phân biệt được u màng não và ung thư tiền liệt tuyến di căn não.
Điều trị
Căn cứ vào các yếu tố như vị trí hình thành khối u, kích thước và tính chất khối u, các triệu chứng thần kinh trên lâm sàng, tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe toàn thân của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trên thực tế, phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khối u màng não nằm tại các vị trí đặc biệt như nền sọ, các vùng chức năng, gần thân não thì phương pháp phẫu thuật sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ lựa chọn kết hợp các phương pháp điều trị u màng não như xạ phẫu, xạ trị để loại bỏ hoàn toàn khối u màng não.
Kết hợp với việc xử lý khối u màng não lành tính, các bác sĩ có thể sẽ áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng gây ra bởi u màng não như sử dụng thuốc chống động kinh nếu người bệnh có cơn động kinh, thuốc Corticoid để giảm đau, giảm phù nề và buồn nôn hoặc dẫn lưu não thất ổ bụng nếu người bệnh có tăng áp suất nội sọ…
Sau điều trị, người bệnh cần thăm khám định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, xác định các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật và phát hiện tái phát bệnh (nếu có). Ngoài ra, người bệnh u màng não cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sao cho lành mạnh, khoa học và phù hợp để việc hồi phục được diễn ra nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn 6 loại lá cây tắm trị ghẻ ngứa an toàn, hiệu quả
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh u màng não mà KenShin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc u màng não có di truyền không.