Trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?

Áp xe hình thành sau chích ngừa là tình trạng khá phổ biến, nhất là sau khi chích thuốc nội tiết, thuốc bổ, vắc xin. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Vậy trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?

Bạn đang đọc: Trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?

Hầu hết các trường hợp, trẻ sau khi tiêm phòng bị sưng hoặc đau tại vị trí tiêm là phản ứng bình thường của cơ thể. Chỗ sưng viêm này sẽ tự biến mất sau 8 tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ chích ngừa bị áp xe khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không được điều trị đúng cách, từ ổ áp xe này có thể gây ra sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Tại sao trẻ chích ngừa bị áp xe?

Nhiễm khuẩn khu trú sâu trong da, trong cơ hoặc các cơ quan bên trong cơ thể gọi là áp xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành áp xe, trong đó có cả nguyên nhân chích ngừa. Áp xe sau chích ngừa là một biến chứng thứ phát của các vết tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Tình trạng này thường gặp nhất sau khi tiêm thuốc nội tiết, thuốc bổ, vắc xin. Với trẻ em, áp xe do chích ngừa chủ yếu hình thành sau chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh.

Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là do phản ứng viêm tại vị trí tiêm. Đây là kết quả của quá trình miễn dịch của cơ thể. Cụ thể là do sau khi tiêm phòng, một số vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tấn công vào vết tiêm. Chúng sinh độc tố và các tế bào miễn dịch của cơ thể chống lại chúng dẫn đến hình thành mủ. Mủ áp xe sau tiêm có màu trắng vì chứa các xác bạch cầu. Ổ mủ này gọi là áp xe.

Sau khi trẻ tiêm phòng, nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc, vệ sinh vết tiêm cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm trùng hơn và nhiễm trùng thường xảy ra ở mức độ nặng hơn người lớn. Đây là lý do trẻ chích ngừa bị áp xe phổ biến hơn người lớn chích ngừa bị áp xe.

Trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?

Trẻ chích ngừa có áp xe do vết tiêm không được đảm bảo vệ sinh đúng cách

Triệu chứng trẻ chích ngừa bị áp xe

Áp xe ở trẻ sau khi chích ngừa thường là áp xe nông dưới da. Khi đó, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy sự hiện diện và phát triển dần của khối áp xe. Trẻ sẽ có các triệu chứng như:

  • Có một khối phồng lên từ dưới da, ban đầu sưng đỏ, sau xuất hiện mủ trắng.
  • Sờ tay lên ổ áp xe thấy nóng, ban đầu còn cứng, khi mủ nhiều sẽ mềm, ấn vào thấy lùng nhùng.
  • Trẻ đau tại vị trí tiêm, nếu biết nói, trẻ sẽ mô tả được cảm giác đau cho mẹ. Nhưng trẻ nhỏ chưa biết nói sẽ thể hiện bằng cách chân tay bứt rứt khó chịu, trẻ đưa tay xoa hoặc cào lên vùng bị đau.
  • Khi nhiễm trùng lan rộng và đi đến các mô sâu hơn, trẻ bị sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú.

Trẻ sơ sinh bị áp xe có nguy hiểm không? Áp xe sau chích ngừa trước hết gây đau đớn, khó chịu và khiến trẻ mệt mỏi vì các triệu chứng nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe sẽ ngày càng lớn dần lên về kích thước và xâm nhập vào các mô sâu hơn, có thể gây áp xe cơ. Cũng có những trường hợp, từ ổ áp xe sẽ xuất hiện một đường rò đưa vi khuẩn đi phá hủy một vùng mô sâu và rộng, khiến việc điều trị khó khăn. Nghiêm trọng nhất, tình trạng nhiễm trùng có thể đi sâu vào máu, gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của trầm hương đối với sức khỏe

Trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?
Trẻ nhỏ nóng sốt, quấy khóc nhiều khi bị áp xe

Trẻ chích ngừa bị áp xe cha mẹ cần làm gì?

Trẻ chích ngừa bị áp xe có thể điều trị tại nhà nếu dấu hiệu nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Ngay khi ổ áp xe hình thành, cha mẹ cần làm những việc sau đây:

  • Với trẻ lơn có thể đắp khăn mát, ngâm nước mát, chườm mát vào vị trí áp xe để khu trú tổn thương và giảm đau. Việc này giúp hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng tốt hơn.
  • Ổ áp xe mới hình thành còn chắc, nhỏ, ít mủ nên việc rạch và dẫn lưu mủ không khả thi. Nếu cha mẹ cố tình nặng mủ quá sớm có thể khiến tổn thương thêm nặng.
  • Khi đã hình thành đầu đinh, tức là quan sát rõ ổ mủ bên trong, áp xe cũng mềm hơn, nhiều mủ, ấn vào thấy lùng nhùng có thể loại bỏ mủ. Sau khi dịch mủ chảy hết, đầu áp xe sẽ khô lại và vết thương phục hồi dần.
  • Nhưng với những ổ áp xe lớn cần được xử lý và dẫn lưu mủ bởi bác sĩ. Các bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng kháng sinh phù hợp nếu quanh ổ áp xe có nhiễm trùng da. Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người nhà điều trị các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, mất nước, thiếu điện giải, đau nhức…

Trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?

>>>>>Xem thêm: Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? Cần lưu ý gì?

Vệ sinh, chăm sóc vết tiêm cho trẻ đúng cách

Cần làm gì để phòng ngừa áp xe cho trẻ sau khi chích ngừa?

Trẻ chích ngừa bị áp xe có thể phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ áp xe bằng cách:

  • Cha mẹ nên chọn một trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo dụng cụ hỗ trợ tiêm chủng được vô trùng, kỹ thuật tiêm đúng chuẩn.
  • Trước khi tiêm phòng, cha mẹ nên để ý xem vùng da chuẩn bị tiêm có được khử trùng bằng cồn vô trùng không. Nếu vì một lý do nào đó mà chuyên viên tiêm chủng quên bước này mẹ có thể nhắc nhở. Sau khi trẻ tiêm xong, cha mẹ nên che chắn vị trí tiêm cẩn thận. Không nên để vết tiêm mới của trẻ tiếp xúc với nước bẩn, bụi bẩn…
  • Sau khi tiêm, các nhân viên tiêm chủng thường nhắc nhở các bậc phụ huynh kỹ càng về việc chăm sóc vết tiêm ra sao? Có loại vắc xin sau khi tiêm được chườm nóng, có loại không được chườm, có loại cần tránh nước vào vết tiêm… Nếu nhân viên tiêm chủng quên không dặn dò, mẹ có thể chủ động hỏi.

Trẻ chích ngừa bị áp xe không phải tình trạng hiếm gặp. Chỉ cần chủ động chăm sóc vết tiêm đúng cách, đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng đề kháng, nguy cơ áp xe ở vị trí tiêm sẽ không còn là vấn đề đáng ngại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *