Trà lài là cách gọi chung của nhiều dòng trà thuần mộc được ướp cùng hoa lài. Tuy nhiên, chúng còn được hiểu theo nghĩa hẹp và ít phổ biến hơn, đó là loại trà được làm từ 100% hoa lài khô.
Bạn đang đọc: Trà lài: Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và cách pha chế
Trà lài hay trà hoa nhài có vị hơi chát nhẹ, ngọt hậu và mang mùi hương rất dễ chịu. Không chỉ vậy, chúng còn đem đến nhiều tác dụng như: An thần, chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật,… là loại trà tốt cho sức khỏe. Vậy bạn biết gì về thức uống đặc biệt này? Cùng KenShin tìm hiểu kĩ hơn ở nội dung sau đây.
Contents
Nguồn gốc của trà lài
Theo sử sách ghi lại thì trà hoa nhài xuất hiện từ đời Nhà Tống và có nguồn gốc từ Quảng Đông, một tỉnh nằm ở phía Nam Trung Quốc. Nơi đây có khí hậu tương đối ấm áp với nền nhiệt ổn định, không biến động nhiều qua các mùa nên cực thích hợp để trồng chè và cây hoa nhài.
Qua thời gian, trà hoa lài được nhân rộng đến các tỉnh thành khác như Vân Nam, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam,… Trong đó, sản vật này ở Phúc Kiến là được đánh giá cao nhất về mặt hương vị.
Tại Việt Nam, trà hoa lài là thức uống quen thuộc từ hàng trăm năm nay. Việc ướp chè với hoa nhài được cho là bắt nguồn từ Huế, sau đó theo chân người di cư mà truyền đến nhiều vùng miền khác trong cả nước như: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Nội, Quảng Nam,…
Một số nét đặc trưng
Trà hoa nhài có 2 phiên bản là thuần mộc hoa nhài 100% và phối trộn giữa đọt chè xanh hoặc chè trắng với hoa nhài. Tuy nhiên, trà ướp hoa nhài được biết đến nhiều hơn vì mang hương vị rất đặc biệt – tinh hoa của sự kết hợp hoàn hảo giữa hai dòng nguyên liệu thượng hạng.
Khi chế biến, người ta thường hái hoa nhài từ sáng sớm, nhặt bỏ những phần hư hại rồi rải đều ra mẹt, che phía trên bằng lớp giấy mỏng trong nhiều giờ. Sau đó khoảng 9 giờ tối, hoa được rải mỏng sang một mẹt khác rồi rắc trà lên trên, thao tác lặp lại và xen kẽ cho đến khi hết nguyên liệu. Sau cùng phủ giấy lên rồi ướp trong 24 giờ.
Sau 1 ngày, khi trà “ngậm” đầy hương lài thì hai thành phần này sẽ được tách khỏi nhau. Trong nhiều trường hợp, nghệ nhân làm trà sẽ giữ lại một lượng nhỏ hoa lài trong trà thành phẩm rồi đem sấy khô ở nền nhiệt thích hợp là hoàn thiện.
Khi thưởng thức trà hoa lài, điều bạn cảm nhận được đầu tiên chính là hương thơm thoang thoảng cực dễ chịu, nhẹ nhàng nhưng để lại nhiều dư vị. Tiếp đến là vị tiền chát, ngọt hậu – nét đặc trưng của các dòng trà nõn tôm tại Việt Nam. Không chỉ vậy, giữa hương trà và vị trà còn có độ hòa quyện hiếm có mà chỉ những người đã thưởng thức qua mới có thể cảm nhận rõ sự đặc sắc của đồ uống thanh thuần này.
Trà hoa lài có công dụng gì?
Khi biết đến những công dụng tuyệt vời của trà hoa lài, hẳn nhiều người sẽ nảy sinh ý định “kết thân” với thức uống đặc biệt tốt cho sức khỏe này.
Tăng cường miễn dịch
Hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) được tìm thấy trong trà hoa nhài có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây nên các bệnh lý truyền nhiễm ở người. Bên cạnh đó, thức uống này còn rất giàu các chất chống oxy hóa khác nên giúp củng cố hàng rào miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước các yếu tố nguy cơ.
Bảo vệ hệ tim mạch
Tác dụng trên có được cũng chính nhờ các chất chống oxy hóa tích hợp trong 2 nguyên liệu thành phần. Sự hiện diện của chúng sẽ làm giảm thiểu các gốc tự do có trong cơ thể, từ đó giúp gia tăng sức bền của tim mạch, chặn đứng nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ,…
Phòng chống ung thư
Khả năng phòng chống ung thư của trà lài được các chuyên gia dinh dưỡng và y tế đánh giá rất cao. Và “người hùng” làm nên công dụng tuyệt vời này không gì khác ngoài hoạt chất EGCG có trong lá trà. Đại diện trên giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào ác đồng thời ức chế sự tăng trưởng của khối u. Chúng phát huy rõ tác dụng trên nhiều loại ung thư, đáng kể nhất là ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú.
Trong một diễn biến khác, methyl jasmonate – hoạt chất có trong hoa nhài cũng được biết đến với khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Vậy nên sẽ rất có lợi nếu như chúng ta sử dụng 1 – 2 tách trà nhài mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất
An thần, giảm thiểu căng thẳng
Mùi hương nhẹ nhàng của trà hoa nhài đem đến cảm giác thư giãn cho người thưởng thức. Ngoài ra, các hoạt chất có lợi trong thức uống này còn có khả năng điều hòa nhịp tim, làm hạ lượng hormone stress có trong cơ thể, giải tỏa tâm lý căng thẳng và giúp người sử dụng ngủ ngon giấc hơn.
Duy trì sự trẻ trung
Trong trà hoa nhài hàm chứa lượng polyphenol cực dồi dào. Thành phần này đem đến nhiều tác dụng tích cực như: Đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, tăng sinh tế bào mới, kích thích sự sản sinh collagen và elastin ở tầng bì. Từ đó đem đến hiệu quả xóa nếp nhăn, giúp da ngày càng săn chắc, đàn hồi và trông trẻ hơn tuổi thật.
Giảm cân lành mạnh
Đây là một trong những phương pháp giảm cân được rất nhiều người truyền tai nhau vì chúng vừa hiệu quả, vừa an toàn. Nghiên cứu cho thấy trong đồ uống này có chứa catechin, một chất được biết đến với vai trò tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa dưới da và làm giảm chỉ số mỡ nội tạng. Từ đó giúp kiểm soát cân trọng và cải thiện vóc dáng của người thưởng thức.
Cách pha chế trà lài
Khi pha chế trà lài, làm thế nào để bạn tối ưu đồng thời cả hương vị và công dụng của chúng? Hãy nương theo hướng dẫn dưới đây nhé!
- Bước 1: Dùng nước sôi để tráng qua ấm trà, sau đó cho khoảng 5 – 7g trà hoa lài khô vào lòng ấm và châm 30ml nước sôi. Giữ nguyên trạng thái trong nửa phút rồi chắt bỏ nước trà này đi.
- Bước 2: Rót 0,2l nước sôi vào ấm trà, đậy nắp kín và hãm trong 7 phút rồi thưởng thức khi còn nóng.
- Bước 3: Khi dùng hết nước trà đầu, bạn châm thêm lượng nước sôi tương đương và sử dụng tiếp. Có thể lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày nếu muốn.
>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên có đi máy bay được không?
Lưu ý để pha trà ngon, ngoài việc nắm vững các bước trên thì bạn cần chọn trà có xuất xứ rõ ràng, được người tiêu dùng phản hồi tích cực. Thêm nữa chú ý pha chuẩn tỷ lệ và không dùng nước có nền nhiệt thấp hơn 90 độ C khi pha chế. Đặc biệt là không dùng uống trà để qua đêm vì khi đó vị trà sẽ thay đổi và có thể phát sinh nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và cách pha chế trà lài. Và nếu muốn tìm hiểu thêm về nhiều dòng trà trứ danh khác thì bạn hãy thường xuyên cập nhật website của KenShin nhé!