Bệnh về tuyến giáp thường gặp hơn ở nữ giới nhưng nam giới không phải ngoại lệ. Các bệnh tuyến giáp ở nam nhìn chung đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng có vị trí nằm trước cổ. Tuyến này vừa đảm nhận chức năng sinh lý, vừa có nhiệm vụ điều hòa chuyển hóa. Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh tuyến giáp. Theo các thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới tuy nhiên nam giới vẫn có thể mắc bệnh. Vậy các bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất là bệnh gì?
Contents
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp ở nam
Nguyên nhân gây các bệnh về tuyến giáp ở nam giới và nữ giới giống nhau. Cụ thể là:
- Nguyên nhân do di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh tự miễn, nam giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp.
- Nguyên nhân do môi trường: Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, với lượng chất phóng xạ vượt ngưỡng an toàn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp.
- Nam giới có lối sống không lành mạnh như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá nhiều, dùng các chất kích thích, thức khuya nhiều… cũng có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn người khác.
- Những người bị thừa iot hay thiếu iot cũng dễ bị mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Thừa cân béo phì cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bất thường ở tuyến giáp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp ở nam
Mỗi căn bệnh cụ thể thường có những triệu chứng đặc hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, nam giới sẽ có các dấu hiệu cảnh báo chung như:
- Người bệnh có triệu chứng đau các cơ khớp, viêm cánh tay.
- Rối loạn nội tiết dẫn đến việc nam giới bị giảm ham muốn tình dục.
- Bệnh về tuyến giáp cũng gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.
- Nhìn bên ngoài, người bị bệnh tuyến giáp thường bị khô da, tóc rụng và giòn dễ gãy.
- Cảm giác đói thường trực khiến nam giới bị cường giáp dễ đói bụng ngay cả khi ăn rất nhiều. Và kể cả ăn nhiều hơn bình thường, họ vẫn có dấu hiệu giảm cân. Ngược lại, bệnh nhân bị suy giáp có triệu chứng tăng cân nhanh ngay cả khi ăn ít đi.
- Kiểm tra huyết áp ở những bệnh nhân nam bị bệnh tuyến giáp thấy huyết áp thay đổi.
- Xét nghiệm cho thấy lượng cholesterol trong máu khi có bệnh tuyến giáp ở nam cũng thay đổi.
- Nam giới bị bệnh liên quan đến tuyến giáp thường mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần.
Tổng hợp các bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất
Dưới đây là một số bệnh về tuyến giáp thường gặp nhất ở nam giới:
Bệnh cường giáp ở nam
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bệnh nhân nam bị rối loạn. Bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng như giảm cân nhanh ngay cả khi ăn nhiều, tim đập nhanh, người mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, mất ngủ, mắt lồi, yếu cơ…
Bệnh cường giáp ở nam có thể dẫn đến các biến chứng như cường giáp kịch phát (cơn bão giáp), tim mạch, loãng xương…Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cường giáp ở nam như: Viêm tuyến giáp, ung thư biểu mô độc, bệnh Basedow, bệnh Plummer…
Tìm hiểu thêm: Sỏi túi mật 13mm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp – Bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp
Ngược lại với cường giáp là suy giáp. Khi mắc căn bệnh này, lượng hormone tuyến giáp sản xuất ra lại bị thiếu hụt. Tình trạng này làm rối loạn một số phản ứng trao đổi chất và gây mất cân bằng nội tiết. Trong số các bệnh tuyến giáp ở nam, suy giáp rất dễ gây nhầm lẫn với các dấu hiệu lão hóa.
Người bệnh sẽ bị đau khớp, tăng cân ngay cả khi ăn ít, mặt bị sưng, trí nhớ giảm, có triệu chứng trầm cảm. Suy giáp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tâm thần. Nguyên nhân chính gây bệnh là do tuyến giáp bị tổn thương sau phẫu thuật, sau khi dùng thuốc kháng giáp hoặc bệnh khởi phát từ tình trạng viêm tuyến giáp Hashimoto.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp ở nam giới có nhiều dạng khác nhau như: Viêm tuyến giáp cấp tính, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp do xạ trị… Triệu chứng của viêm tuyến giáp khác nhau tùy từng dạng và tùy thuộc vào tình trạng tổn thương diễn ra nhanh hay chậm.
Hạch tuyến giáp
Hạch tuyến giáp so với các bệnh tuyến giáp ở nam giới dường như an toàn nhất vì bệnh này vô hại. Hạch có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy rõ nhưng ít khi gây đau. Tuy nhiên, khi chúng chèn ép lên thực quản sẽ khiến người bệnh khó nuốt, chèn lên khí quản sẽ khiến người bệnh khó thở.
Trong trường hợp hạch này tạo hormone, người bệnh sẽ có triệu chứng giống bệnh cường giáp. Theo thống kê, tỷ lệ hạch giáp diễn tiến thành ác tính rất thấp. Nguyên nhân hình thành hạch giáp có thể do u nang ở tuyến giáp hay do thiếu i ốt.
>>>>>Xem thêm: Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Phì đại tuyến giáp
Phì đại tuyến giáp hay bướu giáp là tình trạng giáp sưng nhưng không đau. Nếu kích thước bướu lớn có thể gây đau họng, khó nuốt, khó thở do cổ họng, thực quản, khí quản bị chèn ép. Bướu giáp đơn thuần không đi kèm tình trạng suy giáp hay cường giáp, cũng không phải ung thư giáp. Tùy theo triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và kích thước của bướu giáp, biện pháp điều trị sẽ khác nhau.
Ung thư tuyến giáp
Trong số các bệnh tuyến giáp ở nam, ung thư tuyến giáp là bệnh nguy hiểm nhất. Ung thư phát triển khi các tế bào đột biến tăng sinh bất thường hoặc thay đổi. Khi các tế bào nhân lên nhanh chóng trong tuyến giáp sẽ tạo thành khối u. Bệnh không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn sớm. Ở giai đoạn sau, người bệnh có triệu chứng đau cổ, khàn giọng, cổ sưng, hạch bạch huyết ở cổ sưng, khó thở, khó nuốt…
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể do di truyền hoặc do tiếp xúc với chất phóng xạ cường độ cao. So với các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp được cho là “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Nếu phát hiện bệnh sớm, cơ hội điều trị và kéo dài tuổi thọ sẽ rất cao.
Trên đây là một số bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất. Các bệnh lý này đều có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện và điều trị sớm. Tùy từng bệnh và tình trạng bệnh, phương pháp điều trị các bệnh tuyến giáp này sẽ được bác sĩ chỉ định khác nhau. Chúng ta không thể phòng bệnh hoàn toàn. Nhưng chúng ta có thể duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, mỗi chúng ta nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tuyến giáp nếu có.