Tiêm chủng là phương pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm bệnh tật, hoặc làm giảm gánh nặng cũng tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể được tiêm vắc xin. Bởi một số rất ít trường hợp đặc biệt khi tiêm vacxin có thể gây nên nguy hiểm cho chính người được tiêm. Sau đây hãy cùng KenShin tìm hiểu những trường hợp nào không nên tiêm vacxin nhé!
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin?
Tiêm chủng vắc xin là cách chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh, hoặc giảm gánh nặng cũng như tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên trước khi tiêm chủng, bạn cần phải hiểu rõ bản thân có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Hãy cùng KenShin khám phá những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin nhé!
Contents
Tìm hiểu về vắc xin
vắc xin là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra sức đề kháng đặc hiệu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
Có thể nói vắc xin là một thành tựu y học vĩ đại, cho phép con người chủ động bảo vệ bản thân tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm và rất nhiều bệnh lý khác. Vắc xin giúp ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả, giảm gánh nặng và tử vong do bệnh tật.
Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?
Một số đối tượng sau đây tuyệt đối không nên tiêm vắc xin bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Những người có phản ứng phản vệ nặng với bất cứ thành phần nào, hoặc tương tự có trong vắc xin trước đó.
- Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất Vắc xin, có từng trường hợp chống chỉ định tuyệt đối.
- Trì hoãn tiêm vắc xin: Với những trường hợp có các bệnh mạn tính mà chưa được điều trị ổn định. Hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Thận trọng khi tiêm vắc xin: Một số vắc xin với Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, hoặc chưa có dữ liệu an toàn, hiệu quả trên cả thai nhi hoặc em bé đang bú mẹ.
- Tương tác giữa các vắc xin (Vắc xin sống, giảm độc lực, vắc xin có ức chế chéo…), hoặc khoảng cách tối thiểu của vắc xin cùng loại.
Tìm hiểu thêm: Viêm da mủ hoại thư là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin
Trong thực tế, không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. Đặc biệt, một số rất ít trường hợp có các dấu hiệu, biểu hiện nghiêm trọng, người được tiêm nên ngay lập tức được đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Sau khi tiêm phòng vắc xin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ thông thường, nhưng chúng thường không ảnh hưởng lâu dài hay nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể các triệu chứng có thể xuất hiện như sưng, đau tại khu vực tiêm, sốt nhẹ và trẻ sẽ có thể quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, do đó bạn chỉ cần chăm sóc, theo dõi cẩn thận các dấu hiệu chuyển biến nặng và không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nặng nào, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời nhanh chóng. Các triệu chứng nặng có thể xảy ra như phản ứng phản vệ, sốt cao không đáp ứng thuốc, co giật, khó thở hoặc biểu hiện tím tái, li bì… thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Chứng sợ nuốt (Phagophobia) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Những điều lưu ý khi tiêm vắc xin
Nhằm để đảm bảo tình trạng sức khỏe an toàn khi tiêm chủng, người đi tiêm phòng vắc xin cần nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng.
- Bạn cần nên chia sẻ tất cả các loại bệnh đang mắc phải hoặc các loại thuốc, chế phẩm đang sử dụng điều trị.
- Đối với phụ nữ, bên cạnh các thông tin cơ bản, cần chia sẻ bản thân có mang thai hay không hoặc thời gian dự định có thai trong tương lai.
- Người được tiêm chủng nên có người đi cùng để hỗ trợ, chăm sóc theo dõi sức khỏe trước, trong và sau khi tiêm ngừa.
- Theo quy định của Bộ Y Tế, sau khi tiêm, bạn ở lại 30 phút để các nhân viên y tế theo dõi phản ứng phụ có thể xảy ra. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, người được tiêm sẽ được chăm sóc, xử trí và điều trị kịp thời.
- 48 giờ sau tiêm, bạn cần nên quan sát nếu có các phản ứng phụ bất thường nào, bạn cần liên hệ, thông báo tới cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bạn đang tìm hiểu về các loại vắc xin cho nhu cầu tiêm chủng của mình, vui lòng đến tất cả các Trung tâm Tiêm chủng KenShin trên toàn quốc với đội ngũ Bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của bạn cũng như thân nhân của bạn về Vắc xin.
Ngoài ra, để thuận tiện cho quy trình tiêm chủng, bạn có thể đặt lịch tiêm trước hoặc gọi: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của KenShin về vấn đề “những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết hơn về việc tiêm chủng ngừa bệnh, tránh các biến chứng gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Có thể bạn cần biết:
- Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?
- Tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền?
- Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?