Chứng sợ nuốt hay Phagophobia là một trong những rối loạn tâm lý hiếm gặp. Người mắc hội chứng này thường cảm thấy sợ hãi việc nuốt, điều này không chỉ là một trở ngại tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Chứng sợ nuốt (Phagophobia) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chứng sợ nuốt Phagophobia là một trong những rối loạn tâm lý khiến người mắc cảm thấy sợ hãi việc nuốt. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và những phương pháp điều trị hiệu quả để vượt qua Phagophobia.
Contents
Chứng sợ nuốt (Phagophobia) là gì?
Chứng sợ nuốt (Phagophobia) là một trong những dạng ám ảnh tâm lý, tâm thần hiếm gặp. Người mắc bệnh thường có nỗi sợ hãi và lo lắng về việc nuốt thức ăn, nước uống,… Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe như rối loạn ăn uống, suy giảm dinh dưỡng do sợ nuốt.
Chứng sợ nuốt đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các hội chứng khác như chứng khó nuốt. Tuy nhiên, hai hội chứng này vẫn có sự khác biệt, người mắc Phagophobia là sợ hành động nuốt còn người mắc chứng khó nuốt sợ việc nuốt sẽ dẫn đến nghẹt thở.
Triệu chứng của Phagophobia là gì?
Chứng sợ nuốt nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh. Vì người mắc Phagophobia có thể ngừng ăn uống hoàn toàn dẫn đến mất nước, sụt cân và suy dinh dưỡng.
Nỗi sợ nuốt có thể gây ra một số triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là cảm giác ngại nuốt thức ăn, chất lỏng,…
Phagophobia có rất nhiều triệu chứng khác nhau gồm:
Thể chất:
- Nhịp tim và nhịp thở nhanh;
- Đổ mồ hôi;
- Đau thắt ngực;
- Nhức đầu, chóng mặt;
- Có cảm giác nghẹt thở, khó thở;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Khó chịu ở dạ dày;
- Ngất xỉu.
Cảm xúc, nhận thức:
- Lo lắng trước bữa ăn;
- Cực kỳ lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến việc nuốt.
Hành vi:
- Miễn cưỡng ăn uống và luôn muốn kết thúc bữa ăn thật nhanh.
- Ăn từng miếng nhỏ và uống thường xuyên trong bữa ăn để hỗ trợ việc nuốt.
- Miễn cưỡng hoặc tránh ăn uống trước mặt người khác.
- Chuyển sang chế độ ăn toàn chất lỏng để giảm nỗi sợ về việc nuốt thức ăn.
Nguyên nhân của chứng sợ nuốt
Chứng sợ nuốt Phagophobia là một trong những dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hiếm gặp, do đó nguyên nhân của chứng sợ nuốt vẫn chưa thể xác định một cách rõ ràng.
Nguyên nhân của chứng Phagophobia có thể do sợ thực phẩm, do các trải nghiệm tiêu cực với ăn uống và do lo lắng, căng thẳng.
Do sợ thực phẩm
Chứng Phagophobia có thể xuất hiện ở người có chứng sợ thực phẩm. Người mắc chứng sợ thực phẩm thường có nỗi sợ hãi về một loại thực phẩm nào đó, dẫn đến các lo lắng và sợ hãi khi nuốt thực phẩm đó.
Tìm hiểu thêm: Ngứa tai phải – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Do các trải nghiệm tiêu cực với ăn uống
Chứng Phagophobia có thể xảy ra với những người có những trải nghiệm tiêu cực trong việc ăn uống. Chẳng hạn như bị nghẹn, dị ứng thực phẩm, nôn,… Ngoài ra, một số thủ thuật y tế gây đau vùng cổ họng cũng có thể gây ra các lo lắng khi nuốt.
Lo lắng và căng thẳng
Việc lo lắng và căng thẳng có thể làm cho cơ họng bị co thắt, cảm giác như “có khối u trong cổ họng”. Người mắc chứng sợ nuốt có thể cảm thấy không thể thực hiện được hành động nuốt, dẫn đến việc lo lắng và sợ hãi. Ngược lại, điều này có thể khiến cho nỗi sợ hãi trở nên trầm trọng hơn và khó thoát khỏi nó.
Ngoài ra, Phagophobia cũng có thể xảy ra trong trường hợp không có bất kỳ nguyên nhân nào. Do đó, rất khó có thể xác định và điều trị ngay ban đầu.
Cách điều trị chứng Phagophobia
Mắc chứng Phagophobia lâu dài có thể dẫn đến các thói quen xấu trong việc ăn uống và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc chứng sợ nuốt có thể thực hiện điều trị và một số biện pháp để cải thiện tình trạng này.
Biện pháp điều trị chứng Phagophobia:
- Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Việc trị liệu này giúp bạn nhận thấy các kiểu suy nghĩ tiêu cực để bạn có thách thức và cải thiện. Ngoài ra, trị liệu tâm lý có thể dạy bạn cách vượt qua nỗi sợ như đánh lạc hướng bản thân và giáo dục tâm lý để giúp bạn hiểu về Phagophobia.
- Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR): EMDR sử dụng các kích thích như lặp đi lặp lại các chuyển động của mắt hoặc chạm tay. Điều này giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng và khó chịu khi nuốt.
- Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc bao gồm việc đối mặt với nỗi sợ hãi và sử dụng sự giúp đỡ và hỗ trợ của các nhà trị liệu. Mục đích của việc này là vượt qua nỗi sợ và có thể tiến tới việc nuốt thức ăn hoặc đồ uống.
- Liệu pháp thôi miên: Khi sử dụng thôi miên, nhà trị liệu sẽ giúp bạn đi vào trạng thái giống như xuất thần. Điều này cho phép bạn tập trung sâu hơn vào gốc rễ của nỗi sợ hãi.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp giảm mức độ lo lắng của bạn trong quá trình điều trị. Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị là: Thuốc chẹn beta, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
Biện pháp cải thiện chứng Phagophobia:
- Tìm sự xao nhãng: Việc xao nhãng trong bữa ăn như xem TV, nghe nhạc có thể giúp người bệnh phân tâm và ít căng thẳng hơn khi nuốt.
- Ăn từng miếng nhỏ: Cắn từng miếng nhỏ hoặc uống từng miếng nhỏ có thể giúp bạn cảm thấy dễ nuốt hơn so với các miếng lớn.
- Nhai kỹ thức ăn: Nhai kỹ thức ăn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ nuốt và giảm bớt các lo lắng khi nuốt.
- Ăn thức ăn mềm: Thức ăn mềm có thể giúp bạn dễ nuốt và giảm thiểu nỗi sợ hơn so với các thức ăn cứng.
- Uống chất lỏng giữa các miếng ăn: Uống một ngụm chất lỏng sau mỗi miếng ăn sẽ giúp quá trình nuốt dễ dàng hơn.
Làm gì khi bị chứng sợ nuốt?
Chứng Phagophobia có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó việc tìm kiếm và xác định được nguyên nhân rất quan trọng. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dựa theo đó để có biện pháp cải thiện phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Quan sát hình ảnh viêm lợi ở trẻ em giúp nhận biết dấu hiệu và điều trị
Nếu bạn đang mắc chứng sợ nuốt, một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn vượt qua nó:
- Thứ nhất, hãy áp dụng kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thư giãn cơ dần dần hoặc tưởng tượng theo hướng dẫn để giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
- Thứ hai, thực hành ăn uống có chánh niệm, bao gồm việc nhận được suy nghĩ và cảm xúc của bạn trong khi ăn và tập trung vào thời điểm hiện tại.
- Thứ ba, hãy tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý và bác sĩ để có một kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
Chứng sợ nuốt có thể gây ra nỗi ám ảnh và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và áp dụng các biện pháp cải thiện, bạn có thể vượt qua nỗi sợ này. Vì vậy, hãy đối mặt và tiếp nhận điều trị ngay từ sớm để giảm thiểu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống.